Pháp Như Lý Tác Ý

PHÁP NHƯ LÝ TÁC Ý 

(Trích CON ĐƯỜNG CHUYỂN NGHIỆP THỨ 13 - NỀN ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN - NHÂN QUẢ - CAO THƯỢNG 13)

Thực hành sống với Nền Đạo đức NHƯ LÝ TÁC Ý - MÀ ĐỨC PHẬT ĐÃ DẠY - ĐỒNG NGHĨA :

GIEO SUY NGHĨ - GẶT HÀNH ĐỘNG GIEO HÀNH ĐỘNG - GẶT TÍNH CÁCH GIEO TÍNH CÁCH - GẶT SỐ PHẬN 

Phải hoan hỷ thích tác ý - nhủ lòng - rèn tâm - dạy tâm tương tự như 72 tri kiến diệt trừ tâm sân dưới đây:

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=701791477306765&id=100024277567998


Về phần kết quả tu tập, trong kinh sách để lại rất rõ, có nhiều  Vị Chân  Sư, tu cả đời nhưng vẫn không giải thoát, cuối cùng đã giác ngộ - là do   thiếu Như Lý Tác Ý.

Và ngày nay, Đức Trưởng lão cũng vậy, tu cả đời - buông xuống cả đời,  cuối  cùng vẫn không giải thoát, và cũng ngộ ra là do thiếu NHƯ LÝ TÁC  Ý.

Sau cùng, NGƯỜI đã TÁC Ý thường xuyên trong sáu tháng và đã chứng đạt.

Vì vậy, phần kết quả tu tập, Phật Tử có thể bổ sung thời gian biểu vừa ĐI KINH HÀNH vừa TÁC Ý để gieo duyên lành cho nhân sinh cùng cộng  hưởng  từ trường tu tập - càng tinh tấn tu tập - LÀM SỐNG LẠI PHÁP NHƯ LÝ TÁC Ý thì càng phước lành vô lượng biết bao...!!!

Chỉ cần thích tác ý thì nhất định sẽ giải thoát. Đây là chân lý về nhân  quả. Vì thích tác ý là đang gieo suy nghĩ - đang nhủ lòng - trò chuyện  với  tâm - dạy tâm thì cuối cùng sẽ gặt hành động - gặt tính cách - gặt  quả  ngọt lành.


Nhưng câu tác ý phải đúng chân lý nhân quả - phải thể hiện tâm từ vô lượng - Mặc dù câu tác ý của ĐỨC TRƯỞNG LÃO không thể hiện tâm từ vô lượng - vì  NGƯỜI không hữu duyên chứng đạo bằng tâm từ mà NGƯỜI chứng đạo bằng  tâm  xả nhưng sâu thẳm trong tâm của TRƯỞNG LÃO đã hướng tâm từ vô lượng  đến tất cả nhân sinh...

* Để rõ hơn về pháp Như Lý Tác Ý và những tinh hoa trên đường đạo Quý Phật Tử đọc bài biết dưới đây:

BÀI 100. NHỮNG TINH HOA TRÊN ĐƯỜNG ĐỜI VÀ ĐƯỜNG ĐẠO

( Bài viết ngày 15/4/2018 của ĐỨC CHA LÀNH TÂM PHẬT - với đường link gốc: https://www.facebook.com/khongcontaisinh/posts/168691803950071 )


TẶNG BẠN HỮU DUYÊN !

Câu hỏi :

1. Niệm A Di Đà Phật có được độ không ?

2. Niệm A Di Đà Phật có hết tham, sân, si không ?

3. Niệm A Di Đà Phật có phải là độc cư không?...

Nhân duyên đã đầy đủ, chúng tôi không trả lời né tránh nữa, sẽ nói lên sự thật, tin hay không là tùy vào duyên nghiệp các bạn vậy !


* Sau khi chứng đạo, Đức Phật đã khẳng định:

1/ "Ba mươi ba cõi trời chỉ là cõi tưởng..."

2. Vì vậy, tất cả rừng kinh sách hiện nay nói về cầu khẩn, van xin, nói về thế giới siêu hình,.. đều là giả kinh..!


3 /Trong những rừng kinh giả hiện nay,  tưởng tượng quá nhiều vị Phật, chúa trời, thần linh, vong linh, bồ tát...không ai biết xuất xứ, mà vẫn tin theo, không tin lời Phật đã khẳng định : chỉ là cõi tưởng, không có thật...

4. Nếu thật có những vong linh, thần linh, thần chú ban phước hay giáng hoạ thì chân lý về  NHÂN- QUẢ sẽ không còn và đạo Phật cũng không ra đời.


5. Vì Đức Phật đã khẳng định : " Ta không có quyền ban phước hay giáng hoạ cho bất cứ ai, chỉ có nhân quả quyết định."

6. Vậy ai dám giáng hoạ người thiện và ban phước người bất thiện?


7. Nhân quả đang điều hành cả vũ trụ này, nếu không có nhân quả, cuộc sống sẽ hỗn loạn và vũ trụ cũng không thuận hành đến ngày nay.

8. Nếu chúng ta không quyết tâm tẩy sạch những vô minh, mê tín, sẽ không bao giờ có được niềm thanh thản, an lạc thật sự. Và mãi mãi đau khổ, lăn trôi trong luân hồi sinh diệt.


9. Cả đời cầu khẩn, van xin là cả đời chẳng yên bình, hạnh phúc.

10.  Sau khi Phật nhập diệt đã di chúc : Hãy lấy giới luật và giáo pháp ta làm Thầy, không nương tựa ai khác.


11. Sao chúng ta làm trái lời Phật, không lấy giới luật làm Thầy, lại tin vào những điều mơ hồ, ảo tưởng...?

12. Mỗi một câu niệm A di đà - mang ý nghĩa mong cầu, van xin - là chúng ta đang chống trái lời Phật Thích Ca, đang tiếp tay cho cái ác, cho sự mê tín, nhu nhược, yếu hèn,...


* Chúng tôi viết lên với tất cả trái tim lành và duyên theo ngữ cảnh...!!

Ước nguyện sẽ cộng hưởng từ trường thiện của các bạn để làm phai mờ cái chưa thiện. Và sẽ giúp những bạn hữu duyên được hòa mình vào dòng suối mát lành của chánh pháp.

Vì vậy, chúng tôi mạo muội xin gửi tặng Quý Thầy Cô cùng các bạn, nếu có gì mạo phạm, kính mong Thiện Hữu Tri Thức hoan hỷ lượng thứ và chỉ dạy..!

Xin thành kính tri ân !


* Phụ chú:

1. Hiện nay chỉ một nơi duy nhất gìn giữ chân kinh của Phật. Và chỉ có duy nhất một Bậc Thánh đã tu chứng theo lời Phật dạy.

Khi có duyên đọc xong bộ sách mà chúng tôi đã chia sẻ, các bạn sẽ nhận ra biết bao điều giả tạo mà nhiều vị thầy tổ xưa và nay, vì vô minh, vì danh lợi mà che giấu...

Bậc Thánh Nhân đang hiện hữu ngày nay đã dạy ( dựa vào lời Phật đã dạy trong kinh sách, giúp ta nhận ra đâu là chân ngôn Phật, đâu là hư ngôn Phật ) sao ta không tin, lại tin vào những vị Thầy chưa tu chứng ?!

Một trong những nguyên nhân làm ta không gặp được chánh pháp là  không thành tâm tìm hiểu chánh pháp thì sẽ không bao giờ gặp được  chánh pháp. Đường đi nhân quả là vậy !


2. Nếu dựa vào những nguyên nhân để tin theo lời thầy tổ như : hết bệnh, chết biết ngày, tháng, để lại nhục thân,...

Những việc này không có ý nghĩa gì với lời Phật dạy cả. ( Đều có nguyên nhân riêng, không phải do niệm Adida, đủ duyên, chúng tôi sẽ chia sẻ sau.)

Ngay cả việc tu hành đạt đến thần thông Đức Phật đã ném bỏ như đôi giầy rách...


3. Mục đích quan trọng nhất của kiếp người là đoạn diệt tham, sân, si.

4. Niệm Adida không thể diệt tham, sân, si. Niệm mãi, ý thức không suy nghĩ được gì cả, sẽ ức chế ý thức, rơi vào sắc tưởng, thinh tưởng,...rất nguy hiểm, đã có nhiều người phải điên khùng...


5. Muốn diệt được tham, sân, si, phải cho ý thức suy nghĩ để nhận ra chân lý nhân quả, vô thường, khổ, vô ngã, duyên hợp-tan,...

Phải cho ý thức nhận ra khi sống thiện, sẽ lợi như thế nào, và khi sống bất thiện, sẽ hại như thế nào.

Nhờ ngày ngày tư duy, quán xét, dần dần ý thức thông suốt, sẽ đoạn diệt tham, sân, si...

( Ngược lại, bắt ý thức niệm mãi, không cần hiểu, không cần biết, không cần suy nghĩ gì cả...mà chỉ dựa vào vài chữ Adida thì  làm sao diệt được  sân si...)


6. Đấy là phương pháp diệt tham, sân, si thật rõ ràng mà Đức Phật đã dạy.

Chúng tôi sẽ minh chứng một bài pháp hành và khẳng định rằng, cả rừng kinh sách hiện nay hay cả những bài giảng của thầy tổ xưa nay, cũng không thể rõ ràng hơn một bài viết dưới đây ( dựa theo pháp hành mà Đức Phật và Trưởng Lão đã dạy.

Chỉ một bài giảng này, cũng đủ chúng ta thực hành cả đời.)


GỬI CÔ THAM KHẢO PHÁP HÀNH ĐOẠN DIỆT THAM, SÂN, SI

"Xin hỏi Huynh : Đời mạt pháp TU theo cách gì ( nên chọn theo Kinh nào ) để TU ? Xin cám ơn ."

Đây là duyên lành nên xin thưa cùng Huynh !

1. Thời mạt pháp này đã xuất hiện vị Thầy-Trưởng Lão làm sống lại giới luật của Đức Phật một cách thuần tịnh, trong suốt như pha lê.

2. Nhờ Phật tử đặt trọn lòng tin nơi Trưởng Lão - giữ gìn Thánh giới-và nhân quả cũng xoay chuyển từ đây.

3. Đã có ít nhất hàng chục nghìn Phật tử tìm được sự thanh thản, an lạc trong tâm hồn ( không nhiều thì cũng một phần nào đấy )

4. Và cũng nhờ giữ gìn Thánh giới mà đã có ít nhất hàng trăm bệnh nhân thoát được những căn bệnh hiểm nghèo một cách thần kỳ, kể cả ung thư... ( những thông tin trên là phần nhỏ được Phật tử ghi lại trong kinh sách và các trang mạng...)

5. Khi Huynh đủ duyên đọc được Bộ sách Đường Về Xứ Phật, Huynh sẽ rõ tất cả. Bộ sách đã làm rơi biết bao giọt nước mắt của Phật tử từ Nam ra Bắc...


Hơn mười năm trước, sau khi đọc xong, mình phải quỳ xuống tạ ơn Phật, ơn Trưởng Lão đã ban pháp lành.

Và từ đó mình hiểu rất rõ : Tất cả các pháp thế gian chỉ là duyên nghiệp, là nhân quả, vô thường, khổ, vô ngã...không có gì là ta, của ta cả...


Vì vậy,  không còn  khờ dại tham, sân, si với đời để mãi trôi lăn, đau khổ trong sinh tử luân hồi...

Nếu Huynh muốn tìm hiểu về bộ sách và cuộc đời tu hành đầy sóng gió của Trưởng Lão-cùng những kết quả tu hành viên mãn mà chỉ có bậc Thánh mới làm được trong đời thì mình sẽ gửi Huynh số điện thoại.

Hơn 3O bộ sách của Trưởng Lão để lại cho đời, chỉ biếu, không bán. Huynh chỉ cần điện thoại thì sách sẽ được chuyển đến nơi.

*Mình xin nêu vài kết quả tu hành của Trưởng Lão : Để gieo duyên cứu giúp chúng sinh, Trưởng Lão sẵn lòng ngồi thiền hàng tháng mà không ăn uống gì ; tịnh chỉ hơi thở - làm chủ sinh, già, bệnh, chết - những bác sĩ đến minh chứng phải lặng người...


6.Cũng vì những lẽ trên mà Trưởng Lão được Quốc hội bình chọn là một, trong một trăm tấm gương tiêu biểu...

Thời gian gần đây đã đủ duyên lành nên mình viết lên những trải nghiệm trên đường tu tập, gửi đến những Phật tử hữu duyên, xem như lòng thành để đền ơn Phật, ơn Trưởng Lão, kính Huynh tham khảo bài viết sau, mong sẽ hữu ích trên đường đạo:"


MỘT SỐ TINH HOA TRÊN ĐƯỜNG ĐỜI, ĐƯỜNG ĐẠO ( BỔ SUNG )

TRẠNG THÁI GIẢI THOÁT - NIẾT BÀN - THANH THẢN, AN LẠC, VÔ SỰ


Trưởng Lão thường khuyên dạy : Mục đích của đạo Phật chỉ cần đạt được tâm bất động. Tâm bất động chính là giai đoạn " Phòng hộ và chế ngự các căn" mà đức Phật đã dạy. Chỉ cần hộ trì trạng thái này thì không còn tạo nghiệp, không còn sinh tử.


Còn trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự là trạng thái của Niết bàn. Khi nào tâm các bạn định trên thân hành nội, ngoại, mình cùng chia sẻ trạng thái này, giờ nói ra, nhiều bạn nghĩ đang nói trong tưởng thì không nên.

Hiện tại chúng ta có được tâm bất động là nhờ không tiếp xúc với dục và ác pháp, tâm bất động này vẫn còn sinh tử và đau khổ.


Và tâm thanh thản, an lạc, vô sự mà chúng ta có được cũng nhờ không tiếp xúc với dục và ác pháp.

Còn tâm bất động của bậc Thánh-đòi hỏi sáu căn tiếp xúc với sáu trần sinh ra sáu thức - sáu thức này biết hết - dù tiếp xúc với dục và ác pháp vẫn không dao động ( không đau khổ, không buồn vui, thương ghét, ...).

Ngày xưa khi muốn theo Phật tu hành phải trải qua thử thách bốn tháng biệt trú. Vì tâm còn tham dục thì không thể nào hiểu đúng và hành đúng lời Phật. ( Phật ngôn)


Trưởng Lão cũng vậy,  không cho chúng ta nhập thất khi cảnh động chưa viên mãn. Nhưng Đức Phật và Trưởng Lão rất khuyến khích chúng ta nhập thất và thọ bát quan trai vừa sức tu hành của mình.

Những ngày này sống với tâm Phật, là những ngày gieo duyên hạt giống thánh hạnh để được sống trọn vẹn trên đường đạo.

Vì vậy, các bạn cứ an tâm nhập thất và gieo duyên để nhiều người cùng hiểu ý nghĩa này.


Ngược lại, có nhiều bạn đang tuyên truyền lời giảng của vị Thầy chứng tam minh: " Nhập thất như người điên khùng, như cái xác không hồn, ngu ngơ như đứa trẻ lên ba ...!!"

Các bạn tuyên truyền chánh pháp thì nhất định sẽ đến với chánh pháp. Ngược lại, tuyên truyền phi pháp sẽ mất duyên lành trăm năm...

Nhân quả luôn khắt nghiệt, mình thiết tha mong các bạn cẩn thận, đừng để đánh mất phước duyên làm người  !!

Chúng ta hiểu lời dạy bốn tháng biệt trú của đức Phật là tùy theo sức tu, tùy theo đặc tính, đặc tướng của mỗi người. Có thể lần đầu chỉ nhập thất một tuần, và dần dần tăng lên hai tuần, ba tuần...

Thường thì tâm chúng ta cần phải được thích ứng từ từ như vậy. Ví như một người miền Nam ra Bắc vào mùa đông thì không thể nào có được thanh thản, an lạc thật sự.

Nhưng khi đã thích ứng với môi trường này thì tâm sẽ dần dần thanh thản, an lạc. ( thân, khẩu, ý thanh tịnh )


Vì vậy, Đức Phật dạy : " Thức ăn của ba thiện hạnh là phòng hộ và chế ngự các căn. "

Nhập thất chính là môi trường tốt nhất để phòng hộ và chế ngự các căn.

Sau thời gian phòng hộ thì ta có được ba thiện hạnh ( tức thân, khẩu, ý thanh tịnh-thanh thản, an lạc).

Sau thời gian thanh thản, an lạc, chúng ta sẽ cảm thấy nhàm chán những khinh an, hỷ lạc này, và hướng đến trạng thái cuối cùng của Niết bàn đó là Vô Sự.

Sống trọn vẹn được với môi trường nhập thất - tức môi trường phòng hộ, chế ngự các căn thì sẽ không còn tạo nghiệp, không còn sinh diệt.

Để đạt được điều này thì trong cảnh động phải xả hết các tham dục. Tâm luôn Hoan hỷ giữ gìn những lỗi lầm nhỏ nhặt là minh chứng tâm đã ly dục.

Chỉ có người ly dục và trọn tin vào nhân quả mới hân hoan giữ gìn Thánh giới !


BÀI 4. DIỆT THAM, SÂN, SI, MẠN, NGHI BẰNG CHÁNH NIỆM TĨNH GIÁC VÀ NHƯ LÝ TÁC Ý

Câu hỏi : Tâm là gì ? Ý là gì ? Tâm thức là gì ?

Xin thưa !

Tâm gồm sáu cái biết ( còn gọi là sáu thức ; thức ở đây có nghĩa là biết) :

1. Mắt ( nhãn thức -nhìn và tâm biết được hình dáng, màu sắc,... không phải suy nghĩ, tư duy .)

2.Tai ( nhĩ thức -nghe và tâm biết được âm thanh ồn ào hay dễ chịu,...không phải suy nghĩ, tư duy ).

3. Mũi ( Tỹ thức -ngửi và tâm biết được mùi vị thơm hay khó chịu,...).

4. Lưỡi ( Thiệt thức- nếm và tâm biết được mùi vị này ngọt hay đắng...)

5. Thân ( Thân thức - thân tiếp xúc với ngoại cảnh, vượt ngưỡng cho phép thì biết ngay nóng hay lạnh...không phải suy nghĩ, tư duy .)

6.Ý ( Ý thức -suy nghĩ, tư duy và biết lựa chọn, hành động theo suy nghĩ riêng của mình...)


Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy tâm con người " Như cây yếu trước gió " ( tương tự như con nít)...

( Nhưng khi tâm đã ly dục, ly ác, đã bất động thì Bảy giác chi và Tứ thần túc xuất hiện, khi ấy, tâm không khác chàng Gióng phi ngựa sắt ra trận đuổi giặc sinh tử.

Tâm giờ đây không còn là con nít nữa mà biết tất cả, nên gọi là Tâm thức.

Trong thân ngũ uẩn ( sắc, thọ, tưởng, hành, thức) của chúng ta thì gọi là thức thức.

Thức thức là cái biết vượt không gian, thời gian và chỉ hoạt động khi tâm ta thật sự thanh tịnh.

Một số trường hợp đặc biệt mà thức thức có thể hoạt động ( như những nhà ngoại cảm, nhà tiên tri, ..) là do trong cuộc sống có những sự "chấn động ", ...nên kích thích thức thức hoạt động. )


Hôm trước có vị Thầy chứng tam minh  dạy Phật tử: "tâm là sự suy nghĩ, tư duy ...(suy nghĩ, tư duy là nói về ý thức, không phải tâm Thầy ạ ! Chưa rõ tâm, tính khí tâm,...thì sao dẫn tâm vào đạo để giải thoát ?! )

Trò mong Thầy xem lại và rất mong Thầy giáo hóa được chúng sinh như lời Thầy đã dạy " Bảy ngày sẽ chứng Alahan...Rồi đây Alahan sẽ đi đầy đường. " Trò rất thiết tha có được ngày như vậy để trò đến đê đầu tạ lỗi và thành kính tri ơn Thầy ạ !


Vì sao Đức Phật dạy tâm như cây yếu trước gió? Vì khi tâm tiếp xúc với sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp thì sẽ bị cám dỗ, lôi cuốn ngay không cần phải nghĩ ngợi.

Khi ấy, ý thức ta mới suy nghĩ, tư duy và lựa chọn, hành động theo sự hiểu biết của mình.


NẾU Ý THỨC LÀM CHỦ ĐƯỢC TÂM thì tâm được ở trong môi trường phòng hộ và chế ngự, sống trong môi trường " khắc nghiệt " này- ly dục, ly ác này một thời gian, dần dần tâm sẽ quen.

Từ ấy, ba thiện hành dần dần thanh tịnh, không còn gieo tạo nghiệp, không còn tương ưng nên thoát vòng sinh tử.

Nếu đủ duyên, tiếp tục hộ trì thân, khẩu, ý hướng đến bốn thiền và tam minh phổ độ chúng sinh !

Vì vậy, Đức Phật dạy :"Thức ăn của ba thiện hành là phòng hộ và chế ngự các căn. "

Nhưng ý thức vô cùng khó khăn để làm chủ được tâm. Vì trong thân của chúng ta còn có sự hoạt động của tưởng thức.

Tưởng thức được ví như một người nịnh thần, tâm là "vua" và ý thức là "trung thần".


Mỗi khi ý thức tư duy, suy nghĩ khuyên tâm không nên chạy theo tham dục, không được tham, sân, si,...sẽ hại ta đau khổ và mãi trôi lăn trong bể khổ luân hồi. Thì ngay ấy, tưởng thức liền xen vào, tìm đủ cách lý luận, dụ dỗ để tâm phải tham, sân, si cho hả dạ và chạy theo cuộc sống hưởng thụ danh, lợi, sắc, thực, thùy,...cho hả lòng.

Từ nhỏ, tâm luôn luôn nghe lời tưởng thức và bị tưởng thức dụ dỗ.


Vì bản năng sinh tồn của tâm là sống trong tham dục, sống trong tham, sân, si,..và đó cũng là nghiệp lực nhiều đời, nhiều kiếp mà tâm đã gieo tạo, và sẽ theo tâm đến mãi mãi nên đời đời kiếp kiếp tâm vẫn "Như cây yếu trước gió ", như đứa con nít, chỉ biết thích tham dục, sân, si,...(nếu như ý thức không làm chủ được tâm, mà cứ để tưởng thức làm chủ.)


Đến khi ta trưởng thành thì ý thức ta mới phân biệt được đâu là thiện, chưa thiện thì làm sao trong một sớm, một chiều mà tâm nghe ý thức để ly dục, ly ác được ??


Đức Phật hiểu rõ được tính khí, nghiệp lực của tâm nên đã ban trao cho chúng sinh "thanh thư hùng kiếm, cây chổi thần" để đoạn diệt các dục và ác pháp.


Đó là pháp Như lý tác ý. Trên bia đá vẫn còn khắc ghi lời dạy của Đức Phật và Trưởng Lão:" Có Như lý tác ý, lậu hoặc ( đau khổ) chưa sanh, sẽ không sanh và đã sanh thì sẽ bị đoạn diệt. Các con phải siêng năng tác ý từng giây, từng phút, từng ngày, từng tháng, từng năm..."


NHỜ HIỂU RÕ ĐƯỢC ĐẶC TÍNH CỦA TÂM VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TÂM VỚI Ý THỨC VÀ TƯỞNG THỨC NÊN TA MỚI CÓ LÒNG TIN TRỌN VẸN MÀ TINH TẤN TÁC Ý-NHỦ LÒNG - KHUYÊN DẠY TÂM THƯỜNG XUYÊN, DẦN DẦN TÂM SẼ CHẤP NHẬN, NGHE THEO VÀ AN VUI TỪ BỎ THAM DỤC, TRỞ VỀ SỐNG TRONG MÔI TRƯỜNG THIỆN PHÁP. ĐÂY LÀ PHƯƠNG PHÁP DẪN TÂM VÀO ĐẠO .


Ngày nay, khoa học, tâm lý học và một số nước đã vận dụng pháp Như lý tác ý vào cuộc sống và gọi là Phản xạ có điều kiện hay Lực hấp dẫn ngôn ngữ. Tâm lý học thì truyền dạy Không có con đường giáo dục nào bằng con đường TỰ GIÁO DỤC.


Như lý tác ý hiểu đơn giản là phương pháp tự giáo dục, tự nhủ lòng, nhắc tâm, rèn tâm sống theo chân lý.

*Như vậy, Tâm được hiểu đơn giản là khi tiếp xúc với sáu trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc pháp) thì biết ngay, bị cám dỗ ngay hay khó chịu ngay mà không phải mất thời gian suy nghĩ, tư duy.

Ý thức được hiểu đơn giản là khi tiếp xúc với sáu trần thì có sự suy nghĩ, tư duy và chọn lựa theo hiểu biết của mình...!


Tưởng thức thì luôn lôi kéo tâm chạy theo tham, sân, si, ..

Và tâm thức (thức thức) là cái biết vượt không gian, thời gian, chỉ hoạt động khi tâm ta thật sự thanh tịnh.

Câu hỏi :

" Mong các thiện hữu cho mình hỏi tĩnh giác là gì ? Và cho mình hỏi muốn tác ý ta phải làm sao ? "

Trò xin chia sẻ cùng Sư ạ !


Câu hỏi đầy đủ của pháp Phật là Chánh Niệm Tĩnh Giác và Như Lý Tác Ý. Chánh Niệm Tĩnh Giác hiểu đơn giản là quan sát ở sáu căn ( mắt, tai, mũi, lưỡi , thân, ý) để phòng hộ và chế ngự sáu căn luôn sống trong thiện pháp. Sau một thời gian phòng hộ và chế ngự thì thân, khẩu, ý thanh tịnh. Thân, khẩu, ý thanh tịnh thì không còn tạo nghiệp, không còn tạo nghiệp thì không còn tái sinh. Đây cũng là mục đích của Đạo Phật. Nếu đủ duyên, thì tu tập thân, khẩu, ý trên Tứ Niệm Xứ, hướng đến bốn thiền và tam minh.

* Để có Chánh Niệm Tĩnh Giác thì phải Như Lý Tác Ý.


Trò xin chia sẻ lại bài viết về Như Lý Tác Ý lần trước : NHỮNG LƯU Ý KHI DÙNG PHÁP TÁC Ý XẢ TÂM THAM, SÂN, SI, MẠN, NGHI

* Trước hết, cần giác ngộ chân lý Tứ Thánh Đế hay chân lý về nhân quả, vô thường, khổ, vô ngã.


*Tuỳ theo ác pháp trong tâm mà ta chọn phương pháp cho phù hợp. VD: Xả tâm sân-khi có người xúc phạm ta, nói nặng ta,… Phương pháp quan trọng nhất mà Đức Phật và Trưởng Lão thường truyền dạy đó là ĐỊNH VÔ LẬU, ta tư duy , quán xét như sau :

1.Chỉ có tha thứ ta mới tìm được hạnh phúc tròn đầy…

2.Không những tha thứ mà thật lòng ta cần cám ơn họ, biết ơn họ vì họ đã giúp ta trưởng thành, giúp ta được giác ngộ…


3. Không những tha thứ mà thật lòng ta cần thương họ nhiều hơn vì họ Đang gieo một nhân không lành…họ sẽ gặt quả đắng…

4.Tha thứ cũng đồng nghĩa với việc ta đang cứu người…(giúp ta và mọi người gần nhau hơn, tránh gặt quả đắng về sau…)


5. Cứ xem như ta đang trả nợ người, nợ đời…(Kiếp trước ta xúc phạm người, giờ người xúc phạm lại, phải vui vẻ chấp nhận và tha thứ thì nợ sẽ chóng hết và ngược lại…)

6. Việc gì rồi cũng có cái giá của nó…nên ta bận lòng chi nữa…


7. Tính cách người thế nào, sẽ có quả thế ấy…

8. Nếu bạn thật sự có trái tim như ngọc thì khi bị mài, nó lại càng tỏa sáng…


9. Hờn giận không có ích gì, chỉ làm ta tổn thương thêm mà thôi…

10. Người khác nổi giận với mình cũng đồng nghĩa với việc tâm họ quá đau khổ, không thể chịu đựng được nên họ mới biểu hiện như vậy. Nghĩ được như vậy ta phải thương họ nhiều hơn sao lại giận họ được ?!


11.Là người học đạo, nếu tâm ta còn sân hận thì bao giờ giải thoát được.

12. Người ác như cơn gió mùa thu sẽ làm lòng ta thêm dịu mát.


13. Họ đang giúp ta có thêm nhiều đức hạnh, tăng thêm lòng vị tha.

14.Ngoài ra mỗi lần tức giận, các nhà khoa học đã cảnh báo sẽ làm ta giảm tuổi thọ. Ngược lại , những người sống vui vẻ, vị tha tuổi thọ sẽ nhiều hơn…


15. Ác pháp như con dao hai lưỡi : có thể giúp ta trở thành Thánh Nhân và cũng có thể làm ta trở thành tiểu nhân.

16. Giúp từ bi hỷ xả trong ta càng tăng trưởng, đạo hạnh càng viên mãn.


17. Nếu tâm ta bao la như bầu trời, hiền hòa như mặt đất thì làm sao buồn phiền được.

18. Nghiệp đến ta bình tâm an vui nhận Nghiệp trả lòng buồn nợ trần sao dứt.


19. Quân tử không trách tiểu nhân.

20. Mỗi phút sân giận là mỗi phút địa ngục, mất Niết bàn. Mỗi phút hân hoan là Niết Bàn rạng rỡ.


21. Ai cũng từng mắc phải sai lầm ! Ngay cả bạn cũng vậy ! Vì thế, hãy tha thứ lỗi lầm người khác, để khi rơi vào hoàn cảnh tương tự, bạn cũng nhận được sự vị tha !

22. Ai cũng từng một lần sân giận! Ngay cả bạn cũng vậy ! Vì thế, Hãy tha thứ cho người đang sân giận, để khi rơi vào hoàn cảnh tương tự, bạn sẽ nhận được sự thương yêu và tha thứ !


23. Sân hận là đau mãi trong đời ! Cho đi là còn mãi trong đời !

24. Thôi !! Ta quyết sống theo Phật rồi, sân hận hãy đi đi !


25. Bản chất của muối là mặn. Nếu ta mong cầu muối ngọt, ta sẽ khổ.

26. Kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy :

" Như đất không sân hận

Như đá tảng kiên cố

Như hồ không bùn nhơ

Vị ấy không luân hồi. "


27. Vì vậy, chỉ cần chiến thắng được tâm sân là thoát vòng sinh tử, là người giàu có nhất, hạnh phúc nhất.

28. Chiến thắng ngàn vạn quân địch không bằng chiến thắng chính mình, chiến thắng chính mình là chiến thắng oanh liệt nhất.


29. Một tâm hồn cao thượng và giàu có nhất, hạnh phúc nhất không bao giờ cảm thấy người khác xấu.

Mọi thuận duyên hay nghịch duyên đến đều hoan hỷ, vì hiểu rõ, đó chỉ là nhân quả thiện hay chưa thiện của kiếp nhân sinh !


30. Bản chất của muối là mặn. Nếu ta mong muối ngọt, ta sẽ khổ.

Bản chất của tâm người là tham, sân, si. Nếu ta mong người từ, bi, hỷ, xả, ta sẽ khổ.

Vạn pháp thế gian đang thuận hành theo thuộc tính vốn có.

Vì vậy, hãy luôn tha thứ, yêu thương-là đường về Niết bàn mà "Đức Phật" sẽ trao ban !


31.Nếu nhìn đời bằng sai, trái, xấu, ác,...Sẽ làm ta khổ- là đường về tử địa.

Nếu nhìn đời bằng nhân quả, tất cả vô thường, thì chỉ có tha thứ, yêu thương- là đường về Thánh địa !

*Mỗi khi người xúc phạm hay nghiệp lực nhân quả đến, hãy nghĩ ngay:


32. Vạn sự trên đời đều là chữ DUYÊN, cớ sao lại buồn phiền, sân giận.

Thuận duyên đối diện chẳng ưu phiền

Nghịch duyên vạn lý đắng "con chiên" !


33. Ai cũng muốn làm người tốt, không ai muốn làm người xấu, muốn làm tổn thương ta. Tất cả là do nhân quả mà ta gieo tạo. Từ trường nhân quả KHIẾN họ phải hành xử như vậy.


34. Người đang giúp ta trả hết nghiệp để về với Phật.

35. Người đang giúp tâm ta thanh tịnh để về với Phật.


36. Người đang giúp ta nhẫn nhịn, ta NHẪN được là về với Phật, nhẫn không được là về với đất !

37. Mua danh cả đời, bán danh chỉ một phút sân giận.


38. Một chút sân si sẽ cháy đi cả rừng công đức.

39. Một lúc sân giận, sẽ như rắn độc, giết chết đời ta.


40. Chỉ có người khờ khạo, ngu si, thiếu trí mới sân hận cùng người để mãi đau khổ trong luân hồi sinh diệt.

41. Mong Cầu - hờn giận - nổi trận lôi đình là liều thuốc độc nhất trần gian sẽ phá tan thân thể và tâm can con người.


42. Nóng giận là đường về tử địa nhanh nhất, dành cho những căn bệnh đau tim, tai biến, huyết áp,...

43. Bậc Hiền Trí luôn vô ngã, vị tha, mãi mãi không trở về nơi ta bà Vô thường, khổ ải.


* Khi tâm ta TỰ NGỘ RA những điều tương tự như trên-tri kiến của ta sẽ tốt hơn tri kiến vay mượn : tất cả ác pháp đến đều là nghiệp, là nhân quả, vô thường, khổ hay vô ngã thì làm sao buồn phiền được.

Vì buồn phiền sẽ làm tăng trưởng thêm nghiệp, thêm khổ ta và người thân của ta...


Nếu ta đủ phước duyên giác hiểu được điều này mà buông xuống tất cả những tham dục và ác pháp thì ngay phút giây hiện tại này, tâm ta sẽ bất động thanh thản an lạc vô sự .

Đấy chính là trạng thái Niết bàn  là Pháp nhãn thanh tịnh, là trạng thái Sơ Thiền Thiên, không còn tương ưng với đời. Ngày xưa, sáng Phật giảng, chiều Phật tử chứng đạo là vậy.


*Khi đã giác ngộ chân lý  mà chưa đủ duyên hộ trì chân lý và chứng đạt chân lý thì  ta chọn một trong những câu trên ( hay tương tự, chỉ cần nội dung đoạn diệt tham, sân, si thì sẽ giải thoát) để tác ý, cần lưu ý thêm :

*Ngày nay, khoa học gọi Như Lý Tác Ý là Phản xạ có điều kiện hay Lực hấp dẫn ngôn ngữ. Tâm lý học thì dạy : Không có con đường giáo dục nào bằng con đường tự giáo dục.


Pháp Như Lý Tác Ý hiểu đơn giản là phương pháp tự giáo dục, tự nhắc tâm, rèn tâm sống theo chân lý, hướng tâm đến chân lý, Phật học còn gọi là Tự kỷ ám thị hay Dẫn tâm vào Đạo. Khi đủ duyên, trò xin được chia sẻ và học hỏi nhiều hơn về pháp tác ý.


Những bạn mới vào đạo, hãy vững tin vào sự vi diệu của pháp này !

( Mỗi ngày cần dùng pháp Như Lý Tác Ý để tự nhủ lòng hay nhắc nhở tâm, khuyên dạy tâm diệt tham, sân, si, mạn, nghi.


Vì tâm ta được xem như đứa con nít, như con ngựa hoang khó thuần. Nếu ta biết cách khuyên dạy tốt thì dần dần tâm sẽ hiểu và sống tốt.


Ví dụ : Mỗi ngày trẻ đi học ta dạy: Bạn nào ức hiếp, con cứ đánh lại, có mẹ đây đừng sợ. Hiển nhiên, dần dần trẻ sẽ trở thành một người hung dữ.


Ngược lại, nếu giáo dục tốt thì tâm (đứa trẻ) tốt. Đây là pháp hướng tâm vào đạo hay lực hấp dẫn ngôn ngữ mà Đức Phật đã truyền dạy và khoa học, tâm lý học đã áp dụng.)

*Tuỳ theo đặc tính của tâm mà ta chọn câu tác ý cho phù hợp.

*Chỉ chuyên nhất dùng một câu Như Lý Tác Ý-đối với niệm vi tế và vài câu tác ý phụ-đối với niệm thô.


*Câu tác ý cần ngắn gọn để tâm dễ nhớ, dễ chấp nhận.

*Cũng có khi ta tác ý theo từng ngữ cảnh, từng giai đoạn.


*Có khi ta tác ý nhẹ nhàng như đang dụ dỗ tâm chấp nhận.

*Có khi ta tác ý mạnh mẽ, kiên cường,…

*Có khi ta vừa tác ý vừa nghiến răng, trừng mắt…


* Phải hiểu được sự câu hữu giữa tâm với ý thức và tưởng thức .

* Đôi khi ta xem tâm như người bạn, như người con và mỗi ngày cần trò chuyện, khuyên dạy .


* Đôi khi ta tác ý bằng cả nội lực của thân tâm .

* Và đôi khi bằng cả nước mắt, trong đó có niềm tin hoan hỷ là sẽ đoạn  diệt được các tham dục và ác pháp.


* Khi tu tập, y phục và thân hành cần nghiêm trang, thể hiện sự tôn kính Pháp Phật.

* Tác ý như đang nhủ lòng, trò chuyện với tâm là quan trọng nhất.


* VÀ TUYỆT ĐỐI PHẢI CÓ LÒNG TIN.

Đôi điều chia sẻ, kính Sư  tham khảo và chỉ dạy thêm, trò rất TÔN KÍNH tâm vô ngã của Sư ạ !

Câu hỏi : Khi phạm nhiều tội lỗi, nay hối hận, đau khổ vô cùng thì làm sao hết khổ?

Xin thưa!

Lời Phật dạy :

"Quá khứ không truy tìm

Tương lai không ước vọng..."

Quá khứ đã qua đi

Nghiệp quả ta đã trả

Nỗi đau khổ sâu xé

Trong những tháng ngày qua

Như vậy đã tròn đủ

Cho trái tim lầm lỡ

Sao ta lại truy tìm

Để thêm mang khổ lụy

Hại cả ta và người ??

Chỉ sống với hiện tại

Tuệ quán chính là đây

Niết bàn sẽ đong đầy

Khi nhận chân diệu pháp

Vì tương lai chưa đến

Truy tìm là ảo vọng

Nhân quả luôn chuyển xoay

Truy tìm càng đau khổ

Càng hoang mang lo sợ 

Ta khổ, người thân khổ...

Đây là nơi lạc lối

Trên con đường đạo hạnh

Nhân quả không cho phép

Làm khổ bản thân ta

Nghiệp sẽ chồng thêm nghiệp

Đức Phật đã trao ta

Pháp tu Tâm Tàm Quý

Biết xấu hổ, sợ hãi

Và ngày càng khắc phục

Những lỗi lầm vương mang

Như vậy thật đầy đủ

Xứng danh người con Phật

Đạo Phật là chân lý

Của từ, bi, hỷ, xả

Và vô ngã vị tha...

Xưa có ông tà ma

Giết người không chớp mắt

Cả Phật cũng không tha

Khi được Phật khai thị

Vội buông tà quy chánh

Phật ban trao pháp bảo

Tu tâm từ - vị tha

Sau thời gian hành trì

Thân, khẩu, ý thanh tịnh

Đời không còn tương ưng

Vượt thoát vòng sinh tử

Tu là ta đang sửa

Không được làm khổ mình

Khổ người và chúng sinh

Biết thương yêu tha thứ

Những lỗi lầm trót vương

Cả ta và cùng người 

Xứng danh chân Phật tử

Hạnh phúc sẽ sáng rõ

Khi tâm ta buông bỏ

Những tham ái, sân, si

Những ưu phiền bi lụy

Và Niết bàn sẻ tỏ

Ngay phút giây hiện tiền !

Và Phật còn khuyên dạy:

"Tháng tháng bỏ ngàn vàng

Hay trăm năm tế tự

Không bằng trong giây phút

Cúng dường bậc tự tu

Sự cúng dường như vậy

Hơn trăm năm tế tự ."

Muốn biết nhân quá khứ

Hãy nhìn quả hiện tại

Muốn biết quả tương lai

Hãy nhìn kiếp hiện tiền

Nhưng...

"Pháp Phật không thời gian

Không cần tìm quá khứ

Không mong cầu tương lai

Có quả ngay phút giây

Hãy đến để mà thấy

Người trí tự giác hiểu..."

Những Thánh Tăng ngày xưa

Sáng Phật giảng, chiều chứng

Vì một lòng buông xuống

Những tham ái ô uế

Những danh lợi nhiêu khê

Nay mộng đời vương mang

Nên nẻo đạo trái ngang...!

Vạn pháp ở thế gian

Tất cả là nhân quả

Là duyên nghiệp vô thường

Là khổ và vô ngã

Không có gì là ta

Ngay cả tấm thân này

Cũng không phải của ta

Chỉ là đất và nước

Thêm vào gió với lửa

Tứ duyên này hợp lại

Được tấm thân khổ ải

Phật ngôn thường răn dạy

"Con tôi, tài sản tôi

Người ngu luôn nghĩ vậy

Nên khóc hận thiên thu

Tự ta, ta không có

Sao Ta tìm không thấy

Con đâu, tài sản đâu ? "

Dù danh lợi cao sang

Hay kiếp sống cơ hàn

Cũng về chung yên nghỉ

Lạnh lẽo nơi mồ hoang

Vụn vỡ mảnh xương tàn

Vô thường... rõ thật rõ

Từ nay xin buông bỏ

Những cấu uế bụi trần

Ngay phút giây hiện tiền

Nghiệp lực dừng tương ưng

Gõ vào cửa bất tử

An nhiên về Thánh địa

An vui giữa đất trời

Bất diệt mãi thiên thu !

*Lời chân thật sẻ chia

Với từ tâm bi ái

Mong Hiền Trí chỉ lối

Xin khắc dạ tri ân !

Câu hỏi :

"Thưa thầy con đã từng có 1người vợ rồi co ta theo 1người đàn ông khác con rất buồn và hận cô ta dù con còn yêu như vậy con phải làm sao thầy ơi ?"

Trò xin thưa cùng Thầy ạ !


Trước hết, gắng gieo duyên để chuyển nghiệp:  gắng đọc hết những bài trò đăng, đấy là những lời Phật dạy để diệt đau khổ, tham, sân, si,...

Tâm chúng ta cần phải được tiếp xúc trong môi trường thiện lành, chỉ duy nhất cách này, dần dần sẽ nguội lược tham, sân, si,...


Khi đang đọc lời Phật dạy là đang hòa mình vào dòng suối mát trong, tâm sẽ nguội lược, dần sáng tỏ và TỰ NHẬN RA CON ĐƯỜNG PHẢI ĐI !

Nếu còn duyên thì dù người ấy dối ta bao nhiêu lần, có tệ bạc với ta bao nhiêu lần thì ta vẫn mãi tin và thương yêu, tha thứ.


Những đôi vợ chồng hằng ngày bạo ngược cùng nhau nhưng vẫn mãi bên nhau là sự thật...!

Nếu hết duyên thì người ấy có tốt với ta, có thiết tha như biển cả bầu trời thì ta vẫn ra đi.

"Còn duyên trái ấu cũng tròn

Hết duyên thì quả bồ hòn cũng vuông !"

Và đường đạo cũng vậy, dù vị Thầy có ra sao đi nữa thì cũng được nhiều Phật tử tin theo !

Âu cũng là duyên nghiệp đời người !!


Muốn thoát được duyên nghiệp này, phải thực hành pháp Phật Thầy ạ !

Đồng thời gắng gieo duyên bằng cách thọ chay, giữ gìn năm giới.


Giới luật và tâm nguội lược tham, sân, si, sẽ chuyển đổi tất cả đau khổ và duyên nghiệp đời người Thầy ạ !

Nhờ vậy, nếu còn duyên, nhất định sẽ hòa hợp sống yên bình, hạnh phúc.

Và nếu hết duyên cũng chia tay trong hạnh phúc yên bình !


Trò kính chúc Thầy ngày càng đủ duyên để buông xuống những gì cần buông xuống để nhận chân ý nghĩa kiếp nhân sinh bên đời mộng giả !

"Cố tâm trồng hoa, hoa chẳng nở

Vô tâm tiếp liễu, liễu làm duyên !"


ĐỨC PHẬT DẠY CHÚNG SINH CẦU NGUYỆN NHƯ THẾ NÀO ĐỂ BẢN THÂN VÀ GIA ĐÌNH ĐƯỢC BÌNH AN, GIẢI THOÁT ?

Để lời cầu nguyện chúng ta trở thành hiện thực thì phải có lòng thành.

Lòng thành không phải giết các con vật, dâng cúng để được gia hộ. Như vậy, trái lời Phật, nghiệp sẽ chồng nghiệp !


Lòng thành ở đây được hiểu: Cần thay đổi cách sống, phải làm NGƯỜI THẬT NGƯỜI. Và hạnh phúc sẽ dần dần mỉm cười tìm đến.

Đây là quy luật nhân quả-Đức Phật đã khẳng định và không một tôn giáo hay Thánh Nhân có thể phủ nhận !

Trưởng Lão dạy chúng ta khi cầu nguyện: “Nếu muốn ước nguyện cho người thân của mình được bình an, khoẻ mạnh, an lạc, hạnh phúc,…


Và khi lâm chung với tâm bình tĩnh, hoan hỷ, không có mê muội, không có trăn trở, đau nhức, lúc nào tâm cũng an vui, thanh thản, an lạc, vô sự.

Muốn được như vậy thì giới luật cần phải nghiêm túc, không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào."


Lời dạy Trưởng Lão cũng được Đức Phật khẳng định trong Kinh Ước Nguyện:

“Này các Tỳ Kheo, nếu muốn ước nguyện một điều gì thành tựu viên mãn điều ấy thì giới luật phải giữ gìn nghiêm chỉnh ( Không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào-Phải thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt ).” ( Văn hoá Phật Giáo truyền thống, tập II, trang 38).


+ “ Khi giữ trọn vẹn Giới Luật thì chúng ta đã nhập vào dòng Thánh ( Nhập Lưu), ít thì Hướng Lưu, nhiều thì Dự Lưu.” ( Những lời gốc Phật dạy, tập 1, trang 183).


+ “ Thưa Hiền giả Sàriputta ( Ngài Xá Lợi Phất) những pháp nào Tỳ Kheo giữ giới cần phải tác ý ?

Này Hiền giả katthika, vị Tỳ Kheo giữ giới cần phải Như Lý Tác Ý năm uẩn là vô thường, khổ, bệnh hoạn, ung nhọt, mũi tên, bất hạnh, ốm đau, rỗng không, vô ngã. Như vậy có thể chứng quả Dự Lưu…đến A La Hán.” ( Những lời gốc Phật dạy, tập 3, trang 155).


*Tuỳ theo đặc tính của tâm mà ta chọn câu tác ý cho phù hợp, Trưởng Lão thì chọn câu: “ Tâm phải như đất-ly tham, sân, si thật sạch!” Và trong sáu tháng tu tập miên mật đã chứng đạo.


*Như vậy chỉ cần giữ gìn giới luật thì  mọi ước nguyện sẽ viên mãn. ( Cư sĩ thì năm giới, tu sĩ thì đầy đủ).

Nói về giới luật là nói về gánh nặng thiện pháp. Nhưng khi đủ trọn lòng tin nơi chánh pháp thì gánh nặng là quả ngọt lành, giúp ta đến bờ giải thoát. Cứ gieo duyên thanh thản từng bước, từng bước, nhất định sẽ đến nơi.

Từng bước nhưng vừa sức

Không chậm trễ, muộn màng

Vô thường kia vẫy gọi

Tóc xanh úa phai  tàn

Và...

Cuộc đời xin ghi nhớ

Giới luật-chính là nhân

Giải thoát-đấy là quả

Giới luật là rào cản

Ngăn tham dục tuôn tràn

An trú trong Thánh giới

Chứng thực bậc chân sư

Vượt thoát vòng sinh tử

Thị chư lời Phật dạy.

Kính ghi !

MỤC ĐÍCH TU HÀNH

Mục đích của đạo Phật

Không phải ở bốn thiền

Cũng chẳng phải tam minh

Mà là nền đạo đức

Không làm khổ mình người

Và làm khổ chúng sinh

Ai sống được như vậy

Là sống trong thiện pháp

Là an trú giới luật

Chứng thực bậc chân sư

Vượt thoát vòng sinh tử

Nhân quả sẽ trả về 

Với tất cả tinh khôi 

Muốn đạt được điều này

Không cần phải ngồi thiền

Hay nhập định miên man

Chỉ cần giữ gìn tâm

Thanh thản và an lạc

Ngồi chơi trong vô sự

Thân, khẩu, ý thanh tịnh

Còn chi gieo tạo nghiệp

Nói gì với tái sinh

Nhưng vì sao Phật dạy

Pháp tu Thân Hành Niệm

Và pháp tu hơi thở

Còn có cả Kinh Hành

Đường dài và đường ngắn...

Những pháp trên chỉ để

Tỉnh thức thân tâm ta

Ngăn dục và ác pháp

Luôn chờ đợi thời cơ

Khi tâm ta thất niệm

Gieo khổ đau cho ta 

Và hại cả cho người

Để có được chánh niệm

Lời Phật dạy thật rõ

Cần như lý tác ý

Luôn luôn nhắc nhở tâm 

Tỉnh thức trên thân hành

Phòng hộ và chế ngự

Giúp các căn chánh niệm

Sau thời gian phòng hộ

Ba thiện hạnh thanh tịnh

Không còn tương ưng đời

Thân, khẩu, ý thanh tịnh

Hay bất động tâm định

Là mục đích đạo Phật

Nếu đường đạo đủ duyên

Hộ trì thân, khẩu, ý

Hướng tâm đến bốn thiền

Viên mãn đường tam minh

Phổ độ khắp quần sinh

An bình và tịnh lạc !


QUAN TRỌNG NHẤT TRÊN ĐƯỜNG ĐẠO LÀ GÌ ?

Dạ vâng ạ !

Trong vài tuần đầu sống ở Tu Viện, dường như ai cũng cảm nhận nơi đây là thiên đường cực lạc.

Nhưng vài tháng sau thì dục vi tế tuôn trào, lại kéo ta trở lui về đời.

Nếu ta không xả sạch những dục vi tế ở cảnh động thì không thể chế ngự những dục vi tế trong cảnh tịnh.


Vì vậy, quan trọng nhất trên đường đạo là xả sạch những tham dục ở đời thì sẽ an bình sống trong cảnh tịnh, thoát vòng sinh diệt !

CHIẾN THẮNG CHÍNH MÌNH

Muốn biết ta còn tái sinh hay không, hãy nhập thất sẽ rõ.

Nhập thất là môi trường ly dục- "phòng hộ và chế ngự các căn."


Nếu ta KHÔNG sống được trong môi trường này, là tâm ta còn dục, còn tái sinh .

Nếu ta sống được trong môi trường này, dần dần tâm sẽ thích ứng và ba thiện hành dần dần thanh tịnh. Phật ngôn: " Thức ăn của Ba thiện hành là phòng hộ và chế ngự các căn."


Tâm ta có được Ba thiện hành, tức thân, khẩu, ý thanh tịnh thì không còn tạo nghiệp, không còn tương ưng tái sinh. Nhưng để sống được trong môi trường này không phải dễ...

Sống, là để đánh một trận sinh tử với Ma Vương ( tham, sân, si của chính mình). Nếu chiến thắng, ta sẽ oanh liệt về miền Thánh địa. Nếu chiến bại, ta đành ngậm ngùi về miền tử địa, khóc hận thiên thu...!


Giai đoạn nhập thất-phòng hộ và chế ngự các căn là trận chiến cuối cùng với Ma Vương.

Nếu như giai đoạn này, ta vượt qua không được thì giai đoạn cận tử nghiệp, cảm thọ vô cùng khốc liệt, làm sao ta vượt qua ?


Gạo phải trải qua bao đau đớn : xay, giã,...thì mới sáng trắng; đất sét thì phải trải qua nung nấu, mới kiên cố, vững bền; tâm người muốn thanh thản thật sự thì phải chiến thắng được tham dục của chính mình.

Phật ngôn : "Do ly dục, ly bất thiện pháp nên hỷ lạc xuất hiện nơi Ta."


Trạng thái hỷ lạc do ly dục sinh, Trưởng Lão từng nói : Hạnh phúc gấp trăm nghìn lần dục lạc thế gian.

Vì vậy, đừng mong có pháp môn an nhàn nào đưa ta đến vinh quang.

Ngay suy nghĩ ấy là ta đã đi ngược lại quy luật nhân quả. Vì không có con đường bằng phẳng nào đưa ta đến hạnh phúc.


Đức Phật đã chiến thắng Ma Vương trong giai đoạn độc cư bằng câu tác ý : "Dù có tan xương, nát thịt, Ta cũng quyết không rời khỏi gốc cây này, cho đến khi Ta thành đạo."


Hay "Nếu Ta làm theo tham dục này sẽ đưa đến hại Ta, hại người thân của Ta và cả chúng sinh, Ta hãy hoan hỷ, nhiếp phục vượt qua , chiến thắng Ma Vương, phổ độ chúng sinh. "

Và Trưởng Lão cũng chiến thắng Ma Vương bằng câu tác ý : " Cho dù có chết cũng quyết không rời khỏi thất này. "


Hay " Tâm phải như đất, ly tham, sân, si thật sạch."

Vì vậy, khi giặc tràn vào làng, dân làng đều bỏ trốn, giặc bắn rocket cháy cả làng nhưng Trưởng Lão vẫn an nhiên ngồi trong thất cùng với Ông Phật.

Và điều kỳ diệu là thất Trưởng Lão không bị cháy. Sau này Trưởng Lão nhắc lại và sách tấn Phật tử : "Các con thấy không, giới luật sẽ hộ trì tất cả. "


Thời Phật cũng vậy, hàng nghìn Thánh Tăng sống không tài sản, không đồng xu trong túi nhưng nhờ giới luật hộ trì nên cuộc sống vô cùng thanh thản, an lạc...


Để có được ý chí kiên cường sắt đá như Đức phật, như Trưởng Lão không phải khó, cũng không phải dễ, chỉ cần ta đặt trọn LÒNG TIN về pháp Như Lý Tác Ý mà Đức Phật đã trao, hằng ngày tinh tấn, siêng năng nhủ lòng -hướng tâm -tác ý thì đối với pháp Phật không gì là khó cả.


Mặc dù bản tính ta hiền lành nhưng mãi sống trong môi trường chinh chiến-đồng nghĩa ta đang nhủ lòng -hướng tâm-tác ý "Dù chết cũng không sợ..."

Như vậy, tâm ta dần dần cũng trở thành anh hùng kiên cường, bất khuất.


Để rèn luyện được ý chí sắt đá, chiến thắng được Ma Vương trong giai đoạn nhập thất, ta có thể thọ nhận câu tác ý của Đức Phật, của Trưởng Lão hay có thể điều chỉnh lại cho phù hợp với đặc tính :

" Cho dù tan xương, nát thịt, ta cũng không chạy theo tham dục, quyết phòng hộ và chế ngự các căn, quyết đoạn diệt tham sân si...về nơi xứ Phật."


Có hai con đường để chọn lựa :

1. Sống hưởng thụ để về nơi thiên thu tử địa.

2. Sống ly dục để trở về miền xứ Phật an bình, tịnh lạc !

Phật ngôn :

"Đứng giữa hai con đường

Tử địa và Thánh địa

Người trí tự giác hiểu

Chơn chánh chọn con đường !"


Chiến thắng ngàn vạn quân địch không bằng chiến thắng chính mình. Chiến thắng chính mình là chiến thắng oanh liệt nhất.

Hãy tinh tấn giữa những người phóng dật

Hãy tỉnh thức giữa những người mê ngủ

Người trí như con tuấn mã

Bỏ lại sau lưng những con ngựa " mê mồi."

( Trong Kinh Pháp Cú, từ "mê mồi" là từ "yếu hèn").


NHỮNG CÂU NHƯ LÝ TÁC Ý VÀ CŨNG LÀ NHỮNG CHÂN LÝ GIẢI THOÁT ĐỂ DẠY TÂM:

Quý Phật tử có thể kết hợp linh hoạt một vài cách đi kinh hành tác ý khác nhau trong một thời tu, ví như:

Cách 1 - Đi kinh hành cùng với tác ý, mỗi bước chân tương ứng với một từ trong nội dung tác ý.

Cách 2 - Đi kinh hành tác ý, kết hợp với hơi thở. Mỗi hơi thở là một bước chân, và tương ứng với một từ trong nội dung tác ý.

Cách 3 - Đi kinh hành tác ý, kết hợp với hơi thở. Mỗi hơi thở thì có nhiều hơn một bước chân, vừa tác ý vừa đi kinh hành như người đi chơi vô sự.


(Câu 1 và câu 2 là hai câu chân lý cốt lỗi mà Huynh Đệ và Nhân sinh nên thực hành đầu tiên)

1. TÂM PHẢI - NHƯ PHẬT - BẤT ĐỘNG - BÌNH THẢN - AN VUI...!!!

2. CON KHÔNG - BAO GIỜ - MONG CHỜ - NHÂN SINH - QUAN TÂM - YÊU KÍNH - VÀ LÀM - THEO Ý - CỦA CON, VÌ CÒN - MONG CẦU - LÀ CÒN - ĐAU KHỔ - LÀ KHÔNG - ĐƯỢC VỀ - VỚI PHẬT...!!! 

Hướng Tâm: Ngược lại, cho đi- tất cả- nhưng không- mong đợi- điều chi- sẽ luôn- nhận về; tất cả; yêu thương...!!!

Đường đi- Nhân Quả- muôn đời- vẫn vậy...!!!"

3. Tham ăn - tham ngủ - tham ái - (tham nói) - (phóng dật) - là còn - tái sinh. Con phải - nhàm chán - tất cả - dục lạc - thế gian - để con - được về - với Phật...!!!

4. Con phải - luôn luôn - là người - hạ mình - thấp nhất - Là người - ngu khờ - nhất nhất - không nên - thể hiện - gì cả. Con phải - luôn luôn - nhận phần - thiệt thòi - về mình - Phải luôn - nhường nhịn - thương kính - hết lòng...!!!

5. Tất cả - nhân sinh - đều yêu - thương con...!!!

Tất cả - sự việc - xảy đến - với con - đều là - phần quà - vô giá - cuộc sống - dành tặng - cho con...!!!

Vì thế - con luôn - cảm thấy - có lỗi, nợ ân, thương xót, thương kính - tất cả - Huynh Đệ, nhân sinh...!!! 

6. Đức Phật - cứu giúp - nhân sinh - thế nào - Con sẽ - hết lòng - gieo duyên - cứu giúp - nhân sinh - như vậy...!!!

7. Con phải - hoan hỷ - kham nhẫn - nhiếp phục - tham dục - để được - hạnh phúc - mãi mãi - ngàn sau...!!!

8. Tâm không - luyến ái - tâm không - đắm nhiễm ..!!! 

 "Tham danh- tham lợi- Tham ăn - tham ngủ - tham ái - là còn - tái sinh. Con phải - nhàm chán - từ bỏ - tất cả - dục lạc - thế gian - để về - với Phật...!!!" 

Đức Phật - cứu giúp - nhân sinh - thế nào - con sẽ - hết lòng - gieo duyên - cứu giúp - nhân sinh - như vậy .....!!!

9. Con phải - lạc quan - trọn tin - nhân quả - cứ sống - thiện lành - sẽ nhận - quả lành ...!!!

Con phải - hoan hỷ - sống đời - ba y - một bát - nhất định - nhân quả - trợ duyên - tất cả - nhất định - hạnh phúc - viên mãn ..!!!

10. Lo lắng - buồn khổ - trước những - cảm thọ - sẽ về - đất lạnh - mồ hoang..

Bình thản - an vui - trước những - cảm thọ - sẽ về - đất Phật - thênh thang 💗💗🌱🌱🌻🌻

11. TÂM NHƯ - THẾ NÀO - CÓ QUẢ - THẾ ẤY - NÊN CON - BẬN LÒNG - CHI NỮA...!!!

12. Nhất định - con là - người con - đặt mình - vị trí - thấp nhất, khiêm hạ - nhất nhất, nhường nhịn - nhất nhất, thiệt thòi - nhất nhất, ngu si - nhất nhất, thương kính - nhất nhất, không được - thể hiện - gì cả, để con - cứu mình - và cứu - nhân sinh, để con - được về - với Phật...!!!

13. Tất cả - Huynh Đệ - đều là - tri âm - tri kỷ - của con, thương kính - với con - vô vàn...!!!

Huynh Đệ - đã buông - trắng bạch, sống đời - ba y - một bát, một lòng - quyết đi - theo Phật, như những - Thánh Tăng, Thánh Ni, gieo duyên - những Nền - Đạo Đức - Thánh Thiện - cứu giúp - nhân sinh...!!!

Vì vậy - con phải - thương kính, tin kính - Huynh Đệ - như là - CHA LÀNH - TÂM PHẬT - vậy ạ...!!!

14. Nếu con - làm theo - tham dục -  luyến ái - này sẽ - đưa đến - hại con - người thân - và hại - Mẹ Cha - nằm trên - giường bệnh - khổ đau...!!!

- Vì vậy -  con phải - nhiếp phục - tham dục - kham nhẫn - luyến ái - để cứu -chính con - người thân -và cứu - Mẹ Cha - thoát nơi - giường bệnh - khổ đau -  phổ độ - Chúng sinh...!!!

15. Còn ngã- còn tham -còn sân -thì về -với đất

Không ngã -không tham- không sân -thì về- với Phật - vì vậy- từ nay- trở đi -ngã mạn -tham sân- phải ly -cho sạch...!!!

16. Con phải - trọn tin - nhân quả - tất cả - Huynh Đệ - nhân sinh - ứng xử - đúng hết -Nghiệp con- đã gieo- bây giờ - con phải - thọ nhận -  Con sẽ - hoan hỷ - mỉm cười - hạnh phúc - DẠ vâng - ạ và - thực hiện - tất cả -  ước nguyện - Huynh Đệ - nhân sinh...!!!

17.  Con phải - sống với- tình thương- bình đẳng. Con phải- sống với- tình thương- nhân quả. Người thân- như người- xa lạ- đều thương- như nhau. ĐỨC PHẬT - cứu giúp- Nhân sinh- thế nào- con sẽ- hết lòng- gieo duyên- cứu giúp- Nhân sinh- như vậy...!!!

NHỮNG CÂU TÁC Ý VĂN XUÔI:

1. Tác ý diệt trừ luyến ái:  

+ Càng mong cầu - càng héo sầu.

Càng luyến ái - càng tái sinh ( thành các con vật để trả quả). 

Càng nhường nhịn - càng nhận về.

Càng cho đi tất cả - sẽ nhận về tất cả yêu thương..


+ Tâm như thế nào

Có quả thế ấy

Nên con bận lòng chi nữa..!!!

Con đã khiêm hạ 

Buông xuống tất cả

Nhân quả sẽ không phụ lòng..!!!


2. Tác ý cho Nhân sinh lớn tuổi và Nhân sinh có thân bệnh, tâm bệnh:

+ TÂM PHẢI NHƯ PHẬT - BẤT ĐỘNG, BÌNH THẢN, AN VUI..!!! 

+ Ác pháp càng nhiều - càng mỉm cười tươi..!!!

+ Càng luôn mong cầu - sẽ càng héo sầu..!!!

+ Càng luôn "vui vẻ" - sẽ càng "trẻ khỏe"..!!!

("Vui vẻ" trong ly dục - là trạng thái Niết bàn..!)

+ Cho dù cảm thọ ngút ngàn

Tâm vẫn bất động an nhàn thảnh thơi..!!! 

+ Cho dù thịt nát xương tan 

Tâm càng bất động an nhàn thanh thản..!!! 

+ Buồn khổ, bất an trước những bệnh tật - sẽ về đất lạnh mồ hoang..

Bình thản, an vui trước những bệnh tật - sẽ về đất Phật thênh thang..!!!

+ TÂM ĐAU KHỔ - SẼ TÁI SINH NƠI ĐAU KHỔ;

 TÂM HẠNH PHÚC - SẼ TÁI SINH NƠI HẠNH PHÚC;

PHẢI BUÔNG XUỐNG HẾT NHỮNG NGÃ MẠN, THAM SÂN ĐỂ TÂM NHƯ PHẬT - BẤT ĐỘNG, BÌNH THẢN, AN VUI ĐỂ VỀ MIỀN ĐẤT PHẬT BÌNH YÊN..!!!

+ Ước nguyện ĐỨC PHẬT trợ duyên cho con:

Nếu con còn duyên với đời - con sẽ sống như tâm Phật - dâng đời tất cả yêu thương..!!!

+ Ước nguyện ĐỨC PHẬT trợ duyên cho con:

Nếu con hết duyên với đời - Ước Nguyện con được an trú - (trong) giấc ngủ an lành mãi mãi..!!!

( Về nơi không danh, lợi, sắc, thực, thuỳ; không tham, sân, si, mạn, nghi..!!!)

3. Con phải xem Huynh Đệ như là CHA MẸ của con. Vì vậy con phải thương kính Huynh Đệ chân thành như thương kính CHA LÀNH TÂM PHẬT vậy ạ...!!!

4. Con xin phát nguyện con luôn hoan hỷ sống với tâm chỉ biết cho đi mà không mong đợi điều chi, luôn làm tất cả mọi việc với ý niệm để mang đến hạnh phúc cho CHA, cho HUYNH ĐỆ và Nhân sinh. Con dạy tâm con phải khắc phục tất cả khuyết điểm để mang lại hạnh phúc cho CHA và Huynh Đệ ạ..!!!

Nhất định con sẽ cố gắng tu hành để con trở thành người cao thượng nhất, thánh thiện nhất, hạnh phúc nhất ạ...!!!

5. Con sẽ không bao giờ sợ CHA và Huynh Đệ chỉ lỗi, khiển trách, vì CHA và Huynh Đệ chỉ lỗi, khiển trách là giúp con nhanh về đất Phật. Vì vậy con phải thành kính tri ân hoan hỷ chân thành chứ sao con buồn phiền ạ...!!!

6. Con sẽ không bao giờ thanh minh, kể khổ, phân bì, than thân trách phận để làm khổ CHA, khổ Huynh Đệ mà con phải luôn nở nụ cười tươi hiền thiện, hạnh phúc ạ...!!!

7. Con phải trọn tin nhân quả. Tất cả Huynh Đệ, nhân sinh ứng xử đúng hết. Nghiệp con đã gieo bây giờ con phải thọ nhận. Con sẽ hoan hỷ mỉm cười hạnh phúc DẠ VÂNG Ạ và thực hiện hết tất cả ước nguyện của Huynh Đệ ạ...!!!

8. Con phải luôn là người hạ mình thấp nhất. Là người ngu si nhất, khờ khạo nhất, không thể hiện gì nhất. Con phải nhường nhịn hết lòng, phải luôn nhận phần thiệt thòi nhất về mình, luôn là người khiêm hạ nhất,  thương kính nhất ạ...!!!

9. Càng mong cầu càng héo sầu. Càng vui vẻ, càng trẻ khỏe, để cứu con, cứu nhân sinh...!!!

(Để biết thêm nhiều câu tác ý khác, Quý Phật tử đọc trên Những NỀN ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN - NHÂN QUẢ - THÁNH THIỆN sẽ có tất cả...!!!)

DƯỚI ĐÂY LÀ THỜI KHÓA NHƯ LÝ TÁC Ý TRONG MỘT NGÀY TU TRẢ HIẾU - THEO DUYÊN NHÂN QUẢ CỦA SƯ TÂM KHÔNG MONG CẦU - TRỌN TIN NHÂN QUẢ 66:

"Dạ Mô Phật...!!! 🙏🙏🙏

Dạ vâng ạ...!!! 💛💛💛

DƯỚI ĐÂY LÀ THỜI KHOÁ TU TẬP VỪA ĐI KINH HÀNH, VỪA TÁC Ý TRONG NGÀY của con ạ...!!!

*Buổi sáng:

Thức dậy theo cơ địa

Con sống như Cô Tiên, ngồi chơi vô sự, ung dung tự tại...!!!

*Thời tu 1:

Từ 5h00' đến 5h10': Đi kinh hành tác ý

*Từ 5h15' đến 6h15': Hội ngộ cùng Huynh Đệ để học Những Nền Đạo Đức...!!!

*Thời tu 2: 

Từ 6h15' đến 6h25': Đi kinh hành tác ý

*Thời tu 3:

Từ 7h15' đến 7h25': Đi kinh hành tác ý

*Thời tu 4:

Từ 8h15' đến 8h25': Đi kinh hành tác ý

*Hội ngộ cùng Huynh Đệ - THỌ TRAI - lao tác:

Từ 9h15' đến 11h30'

*NGHỈ TRƯA:

Từ 12h00' đến 13h00'

*Thời tu 5:

Từ 13h00' đến 13h10': Đi kinh hành tác ý

*Hội ngộ nghe CHA giảng Pháp hoặc cùng Huynh Đệ học Những Nền Đạo Đức...!!!

Từ 14h15' đến 15h30'

*Thời tu 6:

Từ 16h00' đến 16h10': Đi kinh hành tác ý

*Thời tu 7:

Từ 17h00' đến 17h10': Đi kinh hành tác ý

*Thời tu 8:

Từ 18h00' đến 18h10': Đi kinh hành tác ý

*Thời tu 9:

Từ 19h00' đến 19h10': Đi kinh hành tác ý

*Hội ngộ cùng Huynh Đệ để học Những Nền Đạo Đức...!!!

Từ 20h00' đến 20h30'

*NGHỈ TỐI - KHUYA:

Từ 22h00' đến 03h00'


Câu tác ý của con vừa đi kinh hành vừa tác ý trong MỖI THỜI TU là :

1, Tâm phải - như Phật - bất động -bình thản -an vui.

2, "Con không-bao giờ- mong đợi- Nhân sinh- quan tâm- yêu kính- và làm- theo ý- của con- vì còn- mong cầu- là còn- đau khổ- là không- được về- với Phật...!!!

Hướng Tâm: Ngược lại, cho đi- tất cả- nhưng không- mong đợi- điều chi- sẽ luôn- nhận về; tất cả; yêu thương...!!!

Đường đi- Nhân Quả- muôn đời- vẫn vậy...!!!"

3, Mỗi ngày - con phải -hết lòng - trao tặng - hạnh phúc - và lòng - thương kính - đến cho - Huynh Đệ - và cho - nhân sinh. - Không để - hoang phí - thời gian.

4, Nếu con - làm theo - tham dục -  luyến ái - này sẽ - đưa đến - hại con - người thân - và hại - Mẹ Cha - nằm trên - giường bệnh - khổ đau...!!!

- Vì vậy -  con phải - nhiếp phục - tham dục - kham nhẫn - luyến ái - để cứu -chính con - người thân -và cứu - Mẹ Cha - thoát nơi - giường bệnh - khổ đau -  phổ độ - Chúng sinh...!!!

5, Nhất định- con phải- luôn luôn- là người- hạ mình - thấp nhất, ngu khờ - nhất nhất,

 - khiêm hạ - nhất nhất, vô ngã - nhất nhất,

 -  ít nói- nhất nhất, không được- thể hiện- thanh minh- gì cả, 

 -  để cứu - chính con, và cứu - nhân sinh, để con- được về- với Phật...!!! 

6, Tâm như - thế nào - có quả - thế ấy - con còn - bận lòng - chi nữa...!!!

Con đã- buông xuống- tất cả.

Nhân quả- sẽ không- phụ lòng.

Nhất định- con sẽ - giải thoát...!!!

7/ Tất cả - Huynh đệ - nhân sinh - đều yêu - thương con...!!!

Tất cả - sự việc - xảy đến - với con - đều là - phần quà - vô giá - cuộc sống - dành tặng - cho con. Vì vậy - con phải- cảm thấy - có lỗi, nợ ân, thương xót - thương kính - chứ làm - gì còn- buồn phiền- giận hờn- Huynh Đệ, nhân sinh...!!! 

8/ Còn ngã- còn tham -còn sân -thì về -với đất

Không ngã -không tham- không sân -thì về- với Phật - vì vậy- từ nay- trở đi -ngã mạn -tham sân- phải ly -cho sạch...!!!

9/ Con phải -trọn tin nhân quả -tất cả Huynh Đệ -nhân sinh -ứng xử đúng hết -Nghiệp con- đã gieo- bây giờ -con phải- thọ nhận-  Con sẽ- hoan hỷ -mỉm cười -hạnh phúc -DẠ vâng- ạ và- -thực hiện- tất cả-  ước nguyện- Huynh Đệ - nhân sinh...!!!

10/ Con phải- sống với- tình thương- bình đẳng. Con phải- sống với- tình thương- nhân quả. Người thân- như người- xa lạ- đều thương- như nhau. ĐỨC PHẬT - cứu giúp- Nhân sinh- thế nào- con sẽ- hết lòng- gieo duyên- cứu giúp- Nhân sinh- như vậy...!!!

10/ Con út- Tâm Không- Mong Cầu -phải thật- khiêm hạ -và thật- khéo léo ứng xử- giống CHA _để mang -hạnh phúc -đến cho- Huynh Đệ -và cho -nhân sinh...!!!

11/ Nếu có cảm thọ về thân thì con tác ý thêm...

Tất cả - các cơ - thả lỏng. Cơ đầu - thả lỏng. Cơ vai - thả lỏng. Cơ ngực - thả lỏng. Toàn thân - thả lỏng.

Tất cả - cảm thọ - (mệt mỏi - khó chịu - đau nhức - hôn trầm - thùy miên - khinh an - hỷ lạc) - hãy theo - hơi thở - (bước chân) - đi ra!

Tuỳ theo lúc ấy có cảm thọ gì thì con gọi tên cảm thọ ấy, và con nương theo hơi thở HOẶC theo bước chân để xả cảm thọ...

Cảm thọ ví như: mệt mỏi - khó chịu - đau nhức - hôn trầm - thuỳ miên - khinh an - hỷ lạc...

Nhờ vậy con không để tâm con bị dính mắc vào những cảm thọ, dù là thọ khổ, thọ lạc hay thọ bất khổ, bất lạc ạ...!!!

12/ Tâm không - luyến ái - tâm không - đắm nhiễm ..!!! 

 "Tham danh- tham lợi- Tham ăn - tham ngủ - tham ái - là còn - tái sinh. Con phải - nhàm chán - từ bỏ - tất cả - dục lạc - thế gian - để về - với Phật...!!!" 

- Đức Phật - cứu giúp - nhân sinh - thế nào - con sẽ - hết lòng - gieo duyên - cứu giúp - nhân sinh - như vậy .....!!! (Như Lai chỉ là vị Thầy chỉ đường, đi hay không là duyên phước của Nhân sinh ạ...!!!)

13/ Con phải - lạc quan - trọn tin - nhân quả - cứ sống - thiện lành - sẽ nhận - quả lành ...!!!

- Con phải - hoan hỷ - sống đời - ba y - một bát - nhất định - nhân quả - trợ duyên - tất cả - nhất định - hạnh phúc - viên mãn ..!!!


Dạ Mô Phật...!!!🙏🙏🙏

Dạ vâng ạ...!!!

Con kính thưa CHA...!!!

Trong một thời tu, con đi kinh hành tác ý với bốn nội dung trên, nhưng tuỳ tâm mà con có thể dành nhiều thời gian để tác ý một nội dung này nhiều hơn những nội dung khác.

Hoặc có thời con chỉ tác ý một hoặc hai nội dung, có thời con tác ý cả bốn nội dung.

💛

CHA dạy cho chúng con có nhiều cách đi kinh hành tác ý. Con có thể kết hợp linh hoạt một vài cách đi kinh hành tác ý khác nhau trong một thời tu, ví như:

Cách 1 - Đi kinh hành cùng với tác ý, mỗi bước chân tương ứng với một từ trong nội dung tác ý.

Cách 2 - Đi kinh hành tác ý, kết hợp với hơi thở. Mỗi hơi thở là một bước chân, và tương ứng với một từ trong nội dung tác ý.

Cách 3 - Đi kinh hành tác ý, kết hợp với hơi thở. Mỗi hơi thở thì có nhiều hơn một bước chân, vừa tác ý vừa đi kinh hành như người đi chơi vô sự.

💛

Thời gian còn lại con tu TÂM TỪ - LÒNG THƯƠNG KÍNH bằng Định Vô Lậu và Định Thư Giãn, qua các hoạt động hàng ngày như là:

- Viết bài trải lòng, bình luận trên Trang mạng, theo pháp tu BA THÀNH TÂM, SÁU CÂU HỎI và tham gia CUỘC THI LÀM NGƯỜI ĐẠO ĐỨC NHẤT trên Trang Mạng NHỮNG TÂM HỒN THIỆN NGUYỆN - TẶNG ĐỜI TẤT CẢ YÊU THƯƠNG.

- Trình pháp, thưa hỏi CHA về việc tu tập mỗi ngày.

- Chia sẻ về tu tập và lao tác cùng Huynh Đệ ở Trú xứ

- Trò chuyện với tâm, khuyên dạy tâm hoặc ngồi chơi vô sự

- Đi khất thực gieo duyên theo ngữ cảnh...!!!

- Gieo duyên trên Trang mạng theo ngữ cảnh...!!! 

Con của CHA: Út Tâm Không Mong Cầu - Trọn Tin Nhân Quả 66 ạ...!!!"

Hướng dẫn cách thực hành pháp tu Như Lý Tác Ý dành cho Thánh Cư Sỹ...!!!

Để thực tập pháp tu Như Lý Tác Ý, Quý Phật Tử đọc thêm Nền Đạo Đức 524 thì sẽ cảm nhận rõ ràng hơn, và dựa trên mẫu thời khoá trên của Sư cô TÂM KHÔNG MONG CẦU, chọn cho mình những câu như lý tác ý mà tâm hoan hỷ và chọn khung giờ phù hợp với thời khoá của Quý Phật Tử (đối với Phật Tử mới chỉ cần tác ý 5 phút mỗi thời, rồi sẽ tăng dần lên) ạ..!!!

Nếu Quý Phật Tử gặp khó khăn trong việc thực hành Pháp tu "Như Lý Tác Ý", xin hãy để lại lời nhắn trên trang Facebook của ĐỨC CHA LÀNH "TÁI SINH KHÔNG CÒN" ( https://www.facebook.com/trontinnhanqua ) sẽ có những người trò hết lòng trợ duyên hoặc trang Sư cô Ý Lành Thanh Tịnh (https://www.facebook.com/ylanhthanhtinh) sẽ trợ duyên ạ..! 

Đoàn Khất Sỹ trọn đời THƯƠNG KÍNH, luôn cảm thấy CÓ LỖI và NỢ ƠN Quý Phật Tử mãi mãi ạ..!!!💗💗💗🌱🌱🌻🌻


Kính bút,

"Đoàn Khất Sỹ trong ngôi nhà hạnh phúc - Ngôi làng hạnh phúc - TRỌN TIN NHÂN QUẢ - SỐNG ĐỜI ĐẠO ĐỨC THÁNH THIỆN - dâng đời tất cả yêu thương - mãi mãi KHÔNG ĐÀNH LÒNG đổ lỗi cho nhau - luôn thi nhau nhận lỗi - thiệt thòi - nhường nhịn - thương kính và không mong đợi điều chi..!!!"