Đạo Đức Nhân Quả Cao Thượng Thánh Thiện

CON ĐƯỜNG CHUYỂN NGHIỆP THÁNH THIỆN - NỀN ĐẠO ĐỨC NHÂN QUẢ - CAO THƯỢNG 276 - 280 CỨU LẤY TRÁI ĐẤT - VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH...!!!

✍276/ CON ĐƯỜNG CHUYỂN NGHIỆP 276 - NỀN ĐẠO ĐỨC GIẢI THOÁT - NHÂN BẢN - NHÂN QUẢ - CAO THƯỢNG 276

Làm sao tăng trưởng tâm từ vô lượng để diệt sạch tâm mong cầu - luyến ái - bi luỵ ? ( Phần 31)

CÂU CHUYỆN VỀ GƯƠNG HẠNH CỦA 500 BÀ LIÊN HOA SẮC ĐÃ XUẤT GIA TRONG THỜI ĐỨC PHẬT KHI NGHE XONG BÀI PHÁP DƯỚI ĐÂY:

( Các con có thể thay phiên nhau đọc từng đoạn - vì câu chuyện dưới đây khá dài ! )

"...Đây là nữ, có tới 500 người, 500 bà Liên Hoa Sắc. Đó là 500 cô gái đến tu tập chứ không phải một người, nhưng qua bài kệ để chứng tỏ các vị này tu tập những pháp môn nào mà có thể đi đến giải thoát?

Có 500 cô gái lấy chồng có con, sống lo việc bếp núc trong gia đình. Họ đều chịu đau khổ khi con của họ bị chết, họ đi tìm bà Hoa Ni Sắc tỳ kheo, đảnh lễ Bà, rồi xin kể nỗi khổ đau của mình. Bà Hoa Ni Sắc Tỳ Kheo khuyên lơn an ủi làm cho 500 cô Liên Hoa vơi bớt đi sự đau khổ và nói lên bài kệ như sau. Nghĩa là bà Hoa Ni Sắc tỳ kheo nói lên bài kệ để an ủi các cô này bằng các bài pháp. Nhưng đây là một bài pháp hướng, trạch ra một pháp hướng để cho các cô này dùng pháp đó để tu tập. Đây là bài kệ:

“Ngươi không biết con đường

Nó đến hay nó đi

Từ đâu con trai đến

Ngươi lại khóc: con tôi”

Đó là bốn câu kệ đầu. Thầy đọc lại các thầy suy ngẫm.

“Ngươi không biết con đường”, nghĩa là chúng ta chưa biết đến con đường nhân quả.

“Nó đến hay nó đi”, nghĩa là con mình nó từ đâu nó đến, từ đâu nó đi?

“Từ đâu con trai đến”, đứa con của mình là con trai một nó từ đâu đến đây?

“Ngươi lại khóc: con tôi”, nghĩa là các cô khóc con, người đó đến là con của cô, nhưng người đó là ai cô có biết không? Đâu có biết, đó là cái ý của bài kệ.

Nó đến, nó đi đâu có ai biết được, nó đến mình lại khóc, biết nó là con mình hay là ai đây? Tại sao sanh ra nó, mình nhận nó là con rồi mình khóc? Còn hồi chưa sanh nó ở đâu, nó có phải con mình không? Giờ mình đâu có biết đường nó đến nó đi hồi nào, nó lọt vô bụng mình, mình sanh ra nó rồi khóc nó cho nó là con mình.

Như vậy nó là ai đây? Cho nên mấy cô đâu có biết, vì vậy khóc tầm bậy, không đúng.

Như thấy cô vợ tưởng đó là của mình, nhưng nó đến hay nó đi là do nhân quả. Bây giờ là vợ của mình chứ mai mốt là vợ của ai, chớ đâu còn là vợ mình, vậy mà ngồi đây nhớ nó, đó là cái lầm lạc, cái hiểu sai.

Cho nên ngồi đây mà thương nhớ vợ con là điều trật, không đúng, vì đâu có biết được đường đi nhân quả của nó, bà Hoa Ni Sắc tỳ kheo nói rất đúng.

“Ngươi đâu biết con đường

Nó đến hay nó đi

Ngươi khóc nó làm gì?”

Nó đến nó đi đâu có liên hệ gì với mình, nó là nhân quả, nó vay nợ, nó đến trả cho mình, bây giờ mình lại khóc nó là khóc làm sao?

“Ngươi khóc nó làm gì?

Pháp hữu tình là vậy.”

Đó là các pháp nó đến nó đi. Vợ con mình, những người thân của mình, cha mẹ mình là các pháp hữu tình chớ đâu phải là cái gì của riêng mình đâu mà mình giành.

Tại vì mình mê muội giành nó là của mình, cho nên mình thấy nó chết mình khóc, chớ nếu mình đừng có giành thì nó là của ai, nó đi đâu nó đi.

Cũng như mình là chủ nhà, có một người khách ngoài đường vô nhà mình, rồi họ ra đi thì mình đâu có nghĩ thương tiếc gì. Người khách đến nhà mình rồi đi, họ đâu có ở nhà mình.

Cho nên nó đến nó đi thì mặc nó, có can dự đến mình mà ngồi đó khóc buồn.

Thấy như vậy gọi là thấy được cái nẻo của nhân quả luân hồi. Còn không thấy được như vậy, thì tâm của mình sẽ bị dính mắc, hễ nó vô nhà mình, rồi nó đi mình khóc, đó là mình không thấy nẻo luân hồi.

Cho nên từ đó mấy cô này mới tỉnh ngộ không khóc nữa, mới không đau khổ. Nếu bà không làm bài kệ này thì chắc chắn mấy cô chết điêu, chết đứng với mấy đứa con bị chết.

Thử nghĩ chúng ta có đứa con chết, chúng ta có khổ không? Chúng ta đâu có thấy nhân quả, nó đến chớ mình biết nó ở đâu, là ai, mà nó vô nhà mình rồi mình nói nó là con, rồi bây giờ nó chết mình khóc.

Chết tức là nó đi, nó ở đâu nó đến rồi nó đi mà mình khóc, mình nói nó là con mình, vợ mình hoặc những người thân của mình.

Thiệt là ngu si! Bởi vậy khi học Phật pháp rồi Thầy thấy người ta khóc người chết, Thầy thấy sao mà vô minh quá độ. Tại sao không thấy, bởi vì pháp hữu vi và pháp hữu tình nó là như vậy.

Mọi người đều là pháp mà đến đi mặc nó chớ mắc mớ gì mình lại khóc, vô nhà mình rồi bắt đầu đi mình khóc, còn hồi ở ngoài đường sao mình không khóc? Đó là khóc bậy, khóc vô minh.

“Không có ai yêu cầu

Từ chỗ kia nó đến”

Mình có yêu cầu nó đến với mình đâu, giờ tự ở đâu nó đến mình bắt đầu khóc, chớ phải mình yêu cầu chú hay anh đến nhà tôi làm con tôi đi thì thôi mình cũng chấp nhận là con mình, mình khóc cũng phải, đằng này mình có yêu cầu nó đâu.

Nó đến cũng thình lình, mà nó đi cũng thình lình. Cũng như mấy chú thanh niên đâu có biết cô nào là vợ mình, bỗng dưng thấy cô đó có cảm tình, đi cưới cô ta về làm vợ chớ đâu có chắc là cô đó.

Tự nhiên nó đến trong cái vay nợ nhân quả mình đâu có hay, chừng gặp nhau thấy cảm tình với nhau lôi nhau thành vợ chồng đẻ ra một bầy con, báo khổ nhau. Khi nó chết rồi khóc lóc, sao không thấy nhân quả gì hết.

Bởi vậy cuộc đời tu hành của đạo Phật vạch ra từng khía cạnh nhỏ để chúng ta biết được điều đó. Họ cứ chấp chặt gia đình của họ, họ cột trói trong đó, họ không thấy nhân quả, không thấy kẻ đó có phải mình muốn hoặc yêu cầu họ đến, cho nên bà ấy nói:

“Không có ai yêu cầu

Từ chỗ kia nó đến”

Nó từ đâu nó đến mà đâu có ai yêu cầu nó. Không có ai cho phép nó đến, nhân quả mà làm sao ai cho nó được. Từ chỗ nọ nó đi, nghĩa là mình đâu có bắt buộc cho phép nó đi. Rồi nó muốn đi là nó đi, tức là nó muốn chết là nó chết, chớ mình làm sao kéo nó được.

Bài kệ quá tuyệt, chỉ đường lối nhân quả quá hay. Rõ ràng bà này thông suốt nhân quả cho nên bà viết bài kệ này Thầy rất là tâm đắc.

Thầy đã hiểu nhân quả, bà này cũng hiểu nhân quả như Thầy không khác chút nào, Thầy biết nó rất rõ.

Cho nên đối với Thầy không có nước mắt tầm bậy, còn các con lơ mơ là đổ nước mắt cả đống chứ không dễ đâu, chưa hiểu cái này các con sẽ khổ sở.

Ông A - nan nghe Đức Phật tịch ổng khóc là vì ông chưa hiểu nhân quả. Ông đi ra rừng ông khóc, mặc dù ông A - nan rất thông kinh sách nhưng chưa có thông nhân quả, cho nên ông khóc nhiều lắm.

Còn bà Hoa Ni Sắc tỳ kheo đã thông nhân quả.

“ Có ai cho phép

Từ chỗ này nó đi

Từ đâu nó đi đến

Được sống bấy nhiêu ngày.”

Nó sống được bao nhiêu ngày thì hay bấy nhiêu ngày, chớ nó đâu có cần biết nó sống với mình nhiều hoặc nó sống bao nhiêu thì kệ nó, ăn thua gì với mình. Nó đến hay nó đi kệ nó, có mắc mớ gì mình đâu mà lại buồn khổ.

“Từ chỗ này nó đến

Từ chỗ kia nó đi

Nó đến một con đường

Nó đi một con đường”

Nó đến một con đường, nó đi một con đường, nhưng con đường đến đi của nó chỉ là nhân quả chớ đâu có gì.

“Mạng chung hình sắc người

Luân hồi nó sẽ đi

Đến vậy đi như kia

Ở đây khóc than gì?”

Câu bà kết luận nghe rất thấm thía:

"Ở đây khóc than gì?"

Bà Hoa Ni Sắc tỳ kheo đã từng khóc hai đứa con của bà, cha mẹ bà, đứa em trai của bà chết cùng một lúc thì các con biết bà đứt ruột biết bao nhiêu.

Sau khi tu tập theo đạo Phật, bà mới thấu rõ được lý nhân quả, cho nên bà mới viết bài kệ thấm thía, vì người ta đang sống trong cảnh đau khổ đó, người ta mới biết hiểu được nhân quả. Người tu chứng người ta thấy được nhân quả, còn người chưa tu chứng, người ta mờ mịt, không thấy luật nhân quả.

Sau khi nghe xong bài kệ, 500 Liên Hoa Sắc liền xuất gia dưới sự lãnh đạo của bà Hoa Ni Sắc tỳ kheo. Sau khi xuất gia 500 nàng giới pháp tín thọ, nghĩa tín thọ. Nghĩa là bà Hoa Ni Sắc tỳ kheo đưa pháp cho 500 vị này tu tập, với pháp đầu tiên là pháp tín thọ, pháp thứ hai là nghĩa tín thọ.

Các nàng triển khai thiền quán tuỳ pháp, hướng pháp chẳng bao lâu chứng quả A la hán. Sau khi chứng quả A- la hán các nàng làm bài kệ.

Nghĩa pháp tín thọ như thế nào?

Khi nghe bài kệ, mấy cô Liên Hoa Sắc thấy rất rõ đường đi nhân quả, cho nên các cô tín thọ, tín là tin sâu, tin không có bao giờ tin một cách lờ mờ.

Thấy rõ đường đi của nhân quả, cho nên các cô này đang còn cha mẹ cắt đứt hết. Tôi thấy rõ đường đi của nhân quả, cha mẹ tôi có đến đi cũng là nhân quả, hợp với nhân quả, tôi là con,... vậy thôi chớ không có gì khác hết.

Cho nên tín thọ, tin quá tin, không có nghi ngờ. Nghĩa tín thọ, cái nghĩa mà hiểu ra làm cho các cô này rất là tin tưởng, tin tưởng từ trong thân tâm của mình cho nên bỏ hết của cải tài sản, bỏ hết sắc đẹp của các cô, dẹp hết hoàn toàn.

Câu pháp tín thọ, nghĩa tín thọ có nghĩa đặc biệt là ở chỗ này, là cắt đứt tất cả những dây mơ, rễ má mà lộ trình thứ nhất người cư sĩ cần phải đi.

Còn bây giờ chúng ta có đủ niềm tin ở pháp tín thọ chưa? Có đủ niềm tin hiểu được nghĩa của những bài kệ này chưa? Còn người ta chỉ nghe bài kệ mà người ta đã pháp tín thọ và nghĩa tín thọ.

Các thầy đã nghe Thầy giảng nhưng có lòng tin được như vậy không? Có làm được như vậy không? Làm được như vậy mới gọi là pháp tín thọ và nghĩa tín thọ, còn làm chưa được như vậy thì chưa được gọi là pháp tín thọ và nghĩa tín thọ.

Thầy giải thích như vậy, quý thầy hiểu chưa? Nghĩa là mình làm được như các cô này, dứt bỏ được như vậy để thực hiện con đường tu hành cho đến chứng quả A la hán.

Vì bị dính mắc tất cả những sự thương ghét cha mẹ, anh em, nhà cửa, con cái của mình, nên đau khổ, các cô mới đến xin bà, bà nói bài kệ thông suốt được lý nhân quả.

Cho nên các cô dứt bỏ liền tức khắc, xuất gia tu hành theo bà liền, không còn thương ghét gì đối với gia đình vì con đường nhân quả quá rõ.

Qua bài kệ này, Thầy thấy rằng khi người mà pháp tín thọ và nghĩa tín thọ thì họ thấy cuộc đời không có gì cả, không còn con cái, không còn gì nữa hết, họ dẹp sạch hết thì mới đúng nghĩa pháp tín thọ và nghĩa tín thọ.

Còn nếu chưa được như vậy, chưa cắt được như vậy thì chúng ta chưa dám gọi là pháp tín thọ, nghĩa tín thọ.

Những danh từ dùng trong kinh nhấn mạnh đến mức độ chúng ta không ngờ, được Đức Phật dùng để chỉ cho người đoạn dứt, đoạn lìa ra các pháp của thế gian, không cho nó dính mắc trong mình nữa.

Cho nên sự chứng quả A- la- hán của các vị này rất nhanh chóng, không có khó khăn.

Thầy đọc bài kệ: “Cây tên khó thấy được.”

Nghĩa là các cô ví dụ những tình thương đó giống  như là mũi tên :

“Từ tim ta nhổ lên.”

Nó đâm từ ở trong tâm, cho nên cái khổ ở chỗ nào? Các thầy biết nó từ ở trong tim, chúng ta thương, chúng ta khổ. Các thầy thấy đôi trai gái nó vẽ trái tim, nó thương nhau cũng từ trái tim mà ghét nhau cũng từ trái tim.

Cho nên từ trong tim, cái mũi tên vô hình, khó thấy nhưng nó đâm nát tim người ta, giết chết người ta.

Ngồi tu chớ nó đâm nát tim chúng ta, nó nhớ con, nhớ vợ hoặc là nhớ  của cải tài sản, đó là bị mũi tên độc đâm trong tim. Ở đây ngồi nhớ chùa, nhớ miếu thì nó cũng đâm nát tim chúng ta.

Cho nên ở đây câu kệ đầu tiên:

“Cây tên khó thấy được

Từ tim ta nhổ lên

Ta diệt sầu vì con

Sầu ấy ám ảnh ta

Nay cây tên được nhổ

Không ham muốn tịch tịnh

Không thương ghét một ai

Ta quy y ẩn sĩ

Phật pháp và chúng tăng.”

Các con nghe nó đơn giản, nhổ được mũi tên ra dễ dàng tu hành lắm, mà chưa nhổ được mũi tên đó thì mình chưa có thể bứt ra được lộ trình thứ nhất, thì không thể nào đi lộ trình thứ hai.

Cho nên Thầy thấy mũi tên này là lộ trình thứ nhất, nó phải nhổ cho được mũi tên ra.

Bài kệ quá thấm thía cho cuộc đời tu hành của các Thầy hôm nay, để cho các thầy càng sáng lên, càng rõ lên, càng hiểu lên, càng minh mẫn ra, phá trừ những cái vô minh mà từ lâu nay mình chấp đắm.

Bây giờ Thầy đọc lại bài kệ một lần nữa để cho quý thầy nhớ kỹ:

 “Cây tên khó thấy được”

Mấy cô này ví dụ cây tên đó khó thấy quá, nếu không có người chỉ thì chắc chắn là tim chúng ta bị nó đâm nát.

“Từ tim ta nhổ lên”

Mũi tên đó đâm ở trong tim, bây giờ mới nhổ lên.

“Ta diệt sầu vì con

Sầu ấy ám ảnh ta

Nay cây tên được nhổ

Không ham muốn tịch tịnh

Không thương ghét một ai

Ta quy y ẩn sĩ

Phật pháp và chúng tăng."

( Giáo Án Đường Lối Tu Tập Đạo Phật, tập II, trang 245- 254, Trưởng Lão Thích Thông Lạc )

🌻Câu chuyện trên nhắn nhủ các con:

 Muốn tăng trưởng tâm từ vô lượng để diệt sạch tâm mong cầu - luyến ái - bi luỵ là phải Thực hành sống với Nền Đạo đức XEM TẤT CẢ NHÂN SINH LÀ CHA MẸ - THẬM CHÍ CÁC BẠN CHÚNG SINH VẪN CÓ THỂ LÀ MẸ CHA, ÔNG BÀ,..- ĐÃ TÁI SINH TỪ TRONG QUÁ KHỨ NÊN CHỈ CÒN MỘT LÒNG THƯƠNG XÓT, THƯƠNG KÍNH..!!!

( Các con đọc lại nền đạo đức 63 sẽ rõ : https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=961442371435097&id=100027080287405)

🌳🌳🌳

✍277/ CON ĐƯỜNG CHUYỂN NGHIỆP 277 - NỀN ĐẠO ĐỨC GIẢI THOÁT - NHÂN BẢN - NHÂN QUẢ - CAO THƯỢNG 277

( Tiếp theo nền đạo đức trên )

Làm sao tăng trưởng tâm từ vô lượng để diệt sạch tâm mong cầu - luyến ái - bi luỵ ? ( Phần 32)

Một hôm, Đức Phật đi giáo hoá, có một Phật Tử đến gặp Đức Phật khóc lóc thảm thiết - mong Đức Phật cứu sống người con của mình vừa mới chết...

 Đức Phật xót thương và nhắn nhủ:

"Nếu con làm được điều này, Như Lai sẽ cứu con Phật Tử sống lại.

Con hãy đi khắp ngôi làng và hỏi xem:

1/ Mỗi gia đình đã có bao nhiêu người thân đã qua phần, từ cha mẹ, ông bà, tổ tiên,...

2/ Và con hỏi xem, những người đã chết có sống lại không...?

Sau đó, con quay trở về, Như Lai sẽ nói cho con hiểu."

Sáng hôm sau, Phật Tử thẫn thờ trở lại kể với Đức Phật:

"Con đã đi hỏi khắp làng, mỗi gia đình đều không thể nhớ hết đã có biết bao người thân, họ hàng đã chết và không thể sống lại..."

Đức Phật cảm nhận Phật Tử cũng dần dần giác ngộ về chân lý vô thường - khi biết mỗi gia đình đã đau khổ vô vàn hơn cả Phật Tử - vì có biết bao người thân đã ra đi vĩnh viễn và không thể nào sống lại được...

Trong quá khứ, con của Phật Tử đã là con của biết bao gia đình và tương lai cũng có thể là con của biết bao gia đình ở nước ngoài giàu sang, vậy Phật Tử nên an vui, vì con của Phật Tử sẽ có cuộc sống mới tốt đẹp hơn...

( Nếu Phật Tử hết lòng tinh tấn tu tập...)

Trong quá khứ, con của Phật Tử, có thể là con của kẻ thù nhiều đời, nhiều kiếp, nay đã trả xong nợ và ra đi, sao Phật Tử phải than khóc...

( Trong quá khứ, vợ hay người thân của Phật Tử, có thể là kẻ thù nhiều đời, nhiều kiếp, nay đã trả xong nợ và ra đi, sao Phật Tử phải than khóc...)

Phật tử đau lòng không có ích chi, chỉ làm hại mình thêm và từ trường đau khổ của Phật Tử sẽ chiêu cảm làm người thân qua phần càng đau khổ thêm thì làm sao người thân tái sinh nơi an lành hạnh phúc...

Sau đó Đức Phật giảng tiếp về chân lý vô thường và con đường duy nhất để cứu người thân khi còn sống hay khi đã qua phần là phải hết lòng tinh tấn tu tập...

Khi con chứng đạt tâm từ vô lượng - từ trường Thiện Lành của con dễ dàng trợ duyên cho người thân còn sống hay đã qua phần tiến vào Niết Bàn An Nhiên - chỉ cần người thân hữu duyên và trọn lòng tin kính...

( Đủ duyên, cha sẽ giảng rõ hơn để các con hiểu được điều này..!)

🌳🌳🌳

✍278/ CON ĐƯỜNG CHUYỂN NGHIỆP 278 - NỀN ĐẠO ĐỨC GIẢI THOÁT - NHÂN BẢN - NHÂN QUẢ - CAO THƯỢNG 278

( Tri kiến của ĐỨC CHA LÀNH TÂM TỪ )

Thực hành sống với nền Đạo Đức : 

Duyên hợp - duyên tan; Hoa nở - hoa tàn; "Đến" "đi" - Bình Thản, Để diệt Tâm Mong Cầu ạ...!!!

Duyên hợp - duyên tan là một Quy luật của tự nhiên nằm trong Quy luật của Nhân Quả cũng như hai mặt của một bàn tay, cứ có bàn tay là có mặt phải và mặt trái, cũng vậy bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào nếu cứ có hợp là phải có tan...!!!

Chúng ta hãy lấy một ví dụ trực quan dễ hiểu nhất là một bông hoa ở ven đường khu nhà ta ở, hay trong công viên... Thì ta thấy rất rõ hiện tượng "hợp" "tan" ạ...!!!

Thường ở đời hoặc không hiểu nhân quả thì cứ sự vật hiện tượng gì có "Tính" Hợp, hội ngộ, Đoàn tụ, kết hợp, "đến" ... là làm cho Tâm ta thường có cảm xúc phấn khích như: Vui, mừng, phấn khởi, hoan hỷ, hạnh phúc, năng động...

Còn ngược lại là: Tan, chia ly, xa cách, phân tách, "đi"... là làm Tâm ta phiền não như: Buồn, hờn giận, tủi hổ, thất vọng, chán nản, đau khổ, ủ rũ...

Thật ra là trong "hợp" thì đã có "tan" rồi, trong "nở" đã có "tàn" rồi, trong "hội ngộ" đã có "chia xa" rồi...!!!

Mà người đời đều muốn tất cả sự vật hiện tượng chỉ có "tính hợp" mà không chịu chấp nhận "tính tan" 

chỉ muốn " đến" mà không muốn "đi"... nên không bao giờ hết Mong Cầu...

Hiểu và hành được lý trên thì chúng ta sẽ Không Mong Cầu nữa mà sẽ bình thản trước mọi sự vật hiện tượng "đến" và "đi"; "được" và "mất"; "khen" và "chê"; "Sinh" và "Tử",...

Vận dụng nền Đạo Đức này con thấy rất bình thản khi thấy tất cả Nhân Sinh "đến" rồi "đi" - "đến" không phấn khích, vồ vập - "đi" không bi ai, sầu não, mà chỉ cần theo dõi Nhân Quả diễn biến, ứng xử đúng Nhân Quả và hết lòng gieo duyên vậy là luôn bình thản ạ...!!!

🌳🌳🌳

✍279/ CON ĐƯỜNG CHUYỂN NGHIỆP 279 - NỀN ĐẠO ĐỨC GIẢI THOÁT - NHÂN BẢN - NHÂN QUẢ - CAO THƯỢNG 279

(Tri kiến của ĐỨC CHA LÀNH TÂM TỪ )

Làm sao tăng trưởng tâm từ vô lượng để diệt trừ tâm mong cầu - được hiểu - được thương - được yêu kính ? ( Phần 34 )

Sống với nền Đạo Đức: 

Trọn Tin - Nhân Quả - Thì không - Mong Cầu.

Ví như: Một Bác nông dân muốn 4 tháng nữa có bắp ngô để dùng thì hôm nay bác biết "gieo nhân" là hạt ngô thì sẽ có "quả" là bắp ngô, bác biết làm thế nào để chuyển từ hạt ngô để trở thành bắp ngô...!!!

Bác biết hôm nay tra hạt ngô vào mảnh đất thích hợp với cây ngô, bác biết đặc tính, đặc điểm từng giai đoạn phát triển của cây ngô, bác biết quy trình chăm sóc cây ngô theo từng giai đoạn, bác biết quy luật thời tiết, bác biết dự đoán được thời tiết... Rồi bác tổng hợp tất cả cái biết ấy lại, rồi lập kế hoạch cụ thể cho việc chuyển hoá từ hạt ngô trở thành bắp ngô một cách thanh thản...!!!

Cứ đến từng thời điểm sinh trưởng của cây ngô cần những yếu tố gì thì bác cung cấp đầy đủ, tại thời điểm ấy bác quan sát cây ngô như thế nào thì sẽ cho năng suất cao nhất, bác sẽ làm cho cây ngô của bác giống như cây ngô đạt chuẩn mà bác không cần bận tâm đến ngày nào thì được thu hoạch, bắp to hay bé, hạt đẹp hay không đẹp...

Bác cứ cần mẫn lao động chăm chỉ theo đúng phương pháp khoa học một cách bình thản an vui vì bác có niềm tin với sự cần mẫn, chăm chỉ cùng với hiểu biết khoa học về chăm sóc cây ngô, bác biết chắc vào một ngày, nhất định bác sẽ có những bắp ngô như ý bác mà bác không phải cầu mong bất cứ một điều gì có đúng không ạ...?!

Chúng con là những người con Phật Tu hành chân chính cũng như một bác nông dân vậy, phải biết chăm chỉ cần mẫn, tư duy, phân tích, tổng hợp, đúc rút... để làm tăng trưởng niệm thiện đến vô lượng thì các niệm chưa thiện sẽ tự lui, làm một cách chậm rãi, nhẹ nhàng, bình thản, cần mẫn, chăm chỉ nhưng không ngừng nghỉ, không nôn nóng, không mong cầu thì nhất định sẽ có quả ngọt lành có đúng không ạ...?!

✍Kính bút,

Chúng con là tất cả những người con mang gánh nặng thiện pháp của ĐỨC THẾ TÔN - ĐỨC CHA LÀNH TÂM PHẬT - và cũng là những người con của ĐỨC PHẬT VỊ THA THƯƠNG KÍNH trong Đoàn Khất Sỹ nơi ngôi nhà hạnh phúc - Ngôi làng hạnh phúc - Hạnh Phúc không phải nơi thông minh - không phải nơi tri kiến sâu sắc - không phải nơi danh, lợi, sắc, thực, thuỳ,.. mà là nơi một tâm hồn đã TRỌN TIN NHÂN QUẢ - QUYẾT SỐNG ĐỜI ĐẠO ĐỨC THÁNH HIỀN - quyết dâng đời tất cả yêu thương - mãi mãi KHÔNG ĐÀNH LÒNG yêu cầu nhân sinh làm bất cứ điều gì mà nhân sinh không hoan hỷ - mãi mãi KHÔNG ĐÀNH LÒNG đổ lỗi cho nhau - luôn thi nhau làm người KHIÊM HẠ - VÔ NGÃ; NHẬN LỖI - THIỆT THÒI; NHƯỜNG NHỊN - THƯƠNG KÍNH; THƯƠNG XÓT - NỢ ÂN;...

QUAN TRỌNG NHẤT - hạnh phúc chân thật - bất tử - vĩnh hằng LÀ NƠI MỘT TÂM HỒN HẾT LÒNG CẦU ĐẠO - ĐỂ CHỨNG ĐẠO - ĐỂ CỨU GIÚP BAO NHÂN SINH nhưng không mong đợi điều chi..!!!

Chỉ một tâm nguyện duy nhất: Luôn nhìn tất cả Những Bạn Thực Vật, Động Vật - cũng như vạn vật trên đời - cũng như tất cả những thuận duyên, nghịch duyên - đều nhìn với trái tim 16 CHỮ VÀNG - "BIẾT ÂN - NỢ ÂN - CÓ LỖI - THƯƠNG XÓT - TRẢ ÂN VÔ LƯỢNG - THƯƠNG KÍNH VƯỢT NGƯỠNG" - luôn thi nhau thiệt thòi - nhường nhịn và thật lòng mong người trở thành CHƯ PHẬT - tài đức hơn con - hạnh phúc hơn con..!!!

😥😥😥🙏🙏🙏